Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM

2.1.1. Một số khái niệm

Rủi ro tín dụng (RRTD)

- Trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói chung ln tiềm ẩn những rủi ro có thể gây thiệt hại đến lợi ích của ngân hàng. Rủi ro tại các NHTM về cơ bản được chia thành 03 loại rủi ro chính như sau:

+ Thứ nhất là rủi ro tín dụng (credit risk) + Thứ hai là rủi ro thị trường (market risk) + Ba là rủi ro hoạt động (operational risk)

- Trong đó, RRTD là loại rủi ro phức tạp nhất và được coi là quan trọng nhất nó có tác động lớn nhất đến thu nhập, lợi nhuận cũng như vốn của ngân hàng.

- Có rất nhiều khái niệm định nghĩa về rủi ro tín dụng: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà cơng ty sẽ không thu hồi được khoản nợ một cách đầy đủ và đúng thời hạn” (Coyle, 2000). “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm năng trong thu nhập ròng và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu phát sinh từ việc khơng thanh tốn hoặc chậm thanh toán” (MacDonald and Koch, 2006).

- Theo Basel thì “rủi ro tín dụng được định nghĩa chính là những tổn thất mà ngân hàng gặp phải khi khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng”. Tại Việt Nam, theo thông tư 41/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 định nghĩa: “rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”

- Nhóm nghiên cứu ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017) định nghĩa “rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với

biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.”

- Theo quy định tại chính sách QTRR tín dụng của VPBank thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh từ các hoạt động như cho vay, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng/tổ chức tài chính,… gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của Ngân hàng do khách hàng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các cam kết/thỏa thuận đã ký với Ngân hàng.”

- Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa chính về rủi ro tín dụng theo thơng tư 41/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016, theo đó “rủi ro tín

dụng là rủi ro do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”.

Quản trị rủi ro tín dụng

- “Quản trị rủi ro tín dụng” ln là một vấn đề quan trọng bởi tín dụng là một trong những hoạt động đóng góp nhiều nhất tạo ra lợi nhuận, quyết định đến sự tồn tại, tăng trưởng của TCTD.

- Bắt nguồn từ việc ngân hàng không thể loại trừ hồn tồn rủi ro mà chỉ có thể hạn chế, phịng ngừa; các ngân hàng cần xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quy trình liên quan đến quản lý rủi ro để đảm bảo kiểm sốt rủi ro ở mức có thể chấp nhận được. Khi đó, ngân hàng vừa gia tăng giá trị cho khách hàng và đồng thời tạo lợi nhuận cho cổ đông bằng cách thực hiện quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược và trong phạm vi rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. “QTRR là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng” - Quy trình QTRR bao gồm việc xây dựng chiến lược, nhận dạng, đo lường, báo cáo

Nhận diện rủi ro: Việc nhận diện rủi ro được thực hiện thường xuyên và liên

tục ở cấp độ từng giao dịch và cấp độ danh mục nhằm phản ánh đầy đủ các rủi ro, tính liên kết và tính tương tác giữa các rủi ro. Tất cả các cán bộ nhân viên của Ngân hàng đều chịu trách nhiệm trong việc nhận diện rủi ro trong từng tác nghiệp hàng ngày, bên cạnh các công cụ và phương pháp hỗ trợ cho việc nhận diện được phát triển bởi các phòng QLRR.

Đo lường rủi ro: Với mỗi rủi ro được nhận diện, Ngân hàng thực hiện việc đo

lường nhằm đánh giá tác động của nó lên Vốn và lợi nhuận của Ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn. Đo lường thông qua các phương pháp định lượng và định tính nhằm đánh giá tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng tác động đến từng giao dịch và trên tồn danh mục mà rủi ro đó có thể tạo ra. Việc đo lường rủi ro cũng được thực hiện thông qua các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng nhằm làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch dự phịng.

Kiểm sốt rủi ro: Từ kết quả đo lường rủi ro cho phép Ngân hàng phân loại

rủi ro theo cấp độ nghiêm trọng, trung bình hay thấp để đưa ra các giải pháp kiểm soát phù hợp.

Theo dõi rủi ro: Tất cả các rủi ro được nhận diện đều phải được ghi nhận đầy

đủ và theo rõ sự thay đổi của nó trong q trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tiến độ khắc phục. Các rủi ro tùy vào mức độ nghiêm trọng sẽ được báo cáo lên các cấp quản lý phù hợp theo định kỳ hoặc ngay khi phát sinh.

Một số khái niệm liên quan đến hoạt động QTRR tín dụng

- Khẩu vị rủi ro (Risk Appetite): Theo quy định tại chính sách khẩu vị rủi ro của

VPBank thì “ khẩu vị rủi ro là mức và loại rủi ro mà Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận (trong khả năng chịu đựng rủi ro của Ngân hàng) nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh”. Nội dung của khẩu vị RRTD yêu cầu tối thiểu các tiêu chí sau:

+ Hạng tín nhiệm mong muốn của Ngân hàng

+ Thị trường, phân khúc khách hàng, sản phẩm mục tiêu + Mức độ chấp nhận rủi ro

+ Hệ số CAR

+ Phê duyệt ngoại lệ + Giới hạn cấp tín dụng

- Khung khẩu vị rủi ro/Khung KVRR (RAF – Risk Appetite Frameword):

Theo quy định trong chính sách khẩu vị rủi ro của VPBank thì “khung khẩu vị rủi ro là một phương pháp tiếp cận tổng thể trong QTRR, bao gồm: chính sách, quy định, quy trình, các chốt kiểm sốt và các hệ thống tạo lập, truyền đạt, quản lý và theo dõi khẩu vị rủi ro” Các cấu thành của khung QTRR bao gồm:

+ Tuyên bố khẩu vị rủi ro + Hệ thống hạn mức rủi ro

+ Hệ thống quy định, văn bản định chế/ văn bản cá biệt mơ tả vai trị, trách nhiệm của các cấp quản lý trong quá trình thực hiện và giám sát khung khẩu vị rủi ro - Tuyên bố khẩu vị rủi ro/Tuyên bố KVRR (RAS – Risk Appetite Statement):

Theo quy định trong chính sách khẩu vị rủi ro của VPBank thì “ tuyên bố rủi ro là việc văn bản hóa mức và loại rủi ro mà Ngân hàng sẵn sang chấp nhận, hoặc không chấp nhận, để đat được các mục tiêu kinh doanh. Tuyên bố KVRR bao gồm các tuyên bố chỉ số định tính cũng như các chỉ số định lượng tương ứng với thu nhập, vốn, chỉ số rủi ro, thanh khoản và các thước đo phù hợp khác. Tuyên bố KVRR phải đề cập tới các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của Ngân hàng và tối thiểu phải bao gồm các vấn đề liên quan đến RRTD, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản. Tuyên bố KVRR có thể bao gồm các rủi ro khó định lượng khác như rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược (nếu cần thiết)”

- Chi phí vốn (CoC) là lợi nhuận/ lợi suất mà nhà đầu tư mong muốn đạt được khi

- RROE: là tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn (ROE) có điều chỉnh rủi ro, RROE

phản ánh lợi nhuận của TCTD có tính đến sự điều chỉnh của các nhân tố rủi ro. - Tổng tài sản có rủi ro (RWA): Theo Basel 2 thì RWA bao gồm tài sản có RRTD

và tài sản có rủi ro được quy đổi từ vốn để bù đắp cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)