CHƯƠNG 4 : CÁC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THAY THẾ
4.1. Định hướng phát triển củaVPBank giai đoạn 5 năm (2018-2022)
4.1.1. Định hướng chung của tồn cơng ty
Với tầm nhìn chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, trong hoạt động của mình, VPBank ln chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin; hồn thiện quy trình quản trị rủi ro, vận hành hệ thống.
Định hướng hoạt động kinh doanh VPBank đã đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. Năm 2019, VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong top 5 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, và top 3 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận. Theo đó, HĐQT VPBank đã đặt ra các định hướng hoạt động năm 2019 cho Ban Điều hành:
• Bám sát các diễn biến của kinh tế vĩ mơ, thị trường tài chính, định hướng và các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để điều hành các hoạt động kinh doanh một cách chủ động, linh hoạt.
• Về chủ trương tăng trưởng tổng tài sản, năm 2019 sẽ tập trung mạnh mẽ hơn nữa các kế hoạch hành động, các chính sách, chủ trương, các sáng kiến kinh doanh/vận hành nhằm tăng trưởng chất lượng (cải thiện chất lượng tài sản, chất lượng huy động, chất lượng khách hàng, chất lượng vận hành song song với việc tăng trưởng quy mơ).
• Định hướng các chỉ tiêu tăng trưởng về quy mơ và hiệu quả duy trì tốc độ cao hơn mức trung bình của tồn ngành.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí thơng qua một số sáng kiến như kiểm sốt chi phí, nâng cao năng suất lao động, rà sốt cơ cấu tổ chức đề giảm chồng chéo và tăng hiệu quả trong vận hành.
• Củng cố và nâng cấp các hệ thống nền tảng công nghệ, hỗ trợ kinh doanh với mục tiêu tập trung hóa, tự động hóa, số hóa và đơn giản hóa quy trình. Đối với các hoạt động quản trị và quan hệ
4.1.2. Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
Trong các năm qua VPBank luôn chú trọng nâng cao khung quản trị rủi ro nhằm đáp ứng các yêu cầu của NHNN và tiêu chuẩn Basel II. Năm 2019, VPBank được NHNN chấp nhận cho áp dụng chuẩn mực Basel trong hoạt động kinh doanh chính thức từ ngày 01/05/2019.
Về phía VPBank cũng đưa ra các yêu cầu nội bộ trong hoạt động quản trị rủi ro theo Basel II, theo đó giới hạn CAR yêu cầu nội bộ là 9% các tháng trong năm 2019, 10% tại cuối năm 2019 và tăng CAR trong các năm tiếp theo. Vì vậy, việc đảm bảo mức vốn an toàn khi áp dụng chuẩn mực Basel II là vấn đề mà nhiều NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng đang chú trọng thực hiện.
Để tăng hệ số CAR một cách hiệu quả, có hai phương án phổ biến là tăng vốn tự có hoặc giảm tài sản có rủi ro. Hiện tại, VPBank đang thực hiện cả 02 phương án này. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia về QTRR tín dụng thì việc tăng vốn điều lệ tại VPBank không phải dễ dàng. Vốn khơng phải là nguồn miễn phí, việc tăng vốn điều lệ để tăng tỷ lệ an toàn vốn kéo theo một vài hệ lụy như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm đi, chưa kể việc giữ bớt lại một phần lợi nhuận để gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đơng góp vốn, gây áp lực với các nhà điều hành ngân hàng. Như vậy, có thể thấy bài tốn tăng vốn điều lệ chỉ có thể giải quyết vấn đề trong ngắn hạn. Vì vậy việc tăng cường áp dụng các
ưu tiên triển khai thực hiện nhằm đảm bảo mức vốn an toàn một cách bền vững và hiệu quả hơn.