Một số giải pháp tham khảo ý kiến chuyên gia tại VPBank thông qua phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 65)

CHƯƠNG 4 : CÁC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THAY THẾ

4.2. Một số giải pháp tham khảo ý kiến chuyên gia tại VPBank thông qua phương

pháp phỏng vấn.

Từ những thực trạng và nguyên nhân đã phân tích ở chương trước, để hồn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, tác giả tập trung vào nhóm giải pháp giảm thiểu tài sản có rủi ro tín dụng (RWA) nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách ổn định và bền vững, cụ thể một số giải pháp được tác giả tổng hợp và phát triển từ việc tham khảo ý kiến chuyên gia.

Kết quả phỏng vấn chuyên sâu đối với đối tượng phỏng vấn thuộc nhóm 1 và 2 (chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng) được trình bày cụ thể tại phụ lục 04, tác giả tổng hợp một số giải pháp đề xuất chính và được nhiều người tham gia phỏng vấn về xuất nhất bao gồm:

+ Đối với công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng:

 Theo định hướng của ngân hàng thì việc phê duyệt tín dụng cần thực hiện theo góc nhiều rủi ro, xem xét lợi nhuận và rủi ro của một khoản cấp tín dụng trước khi ra quyết định phê duyệt. Để thực hiện được vấn đề này, Ngân hàng cần chủ động xây dựng cơng cụ các cơng cụ tính tốn rủi ro theo Basel II như RROE, RWA… Theo phòng QTRR khách hàng doanh nghiệp tại VPBank thì “hiện phịng QTRR đang kết hợp với khối công nghệ thông tin để lên kế hoạch xây dựng các cơng cụ tính tốn rủi ro theo Basel II. Thực hiện triển khai thí điểm kết quả tính tốn RROE, RWA vào q trình thẩm định và phê duyệt đối với các khách hàng lớn có hạn mức từ 50 tỷ trở lên (Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng nhưng chiếm hơn 50% dư nợ tín dụng tại VPBank)”.

Đây là giải pháp trọng điểm được ban lãnh đạo ngân hàng chú trọng trong quá trình triển khai áp dụng Basel II tại VPBank.

Thay đổi định hướng cấp tín dụng cho KH theo hướng hạn chế rủi ro:

Với định hướng phát triển mới – tăng trưởng tín dụng một cách chất lượng thì khẩu vị rủi ro cũng sẽ thay đổi theo hướng hạn chế rủi ro nhiều nhất có thể. Vì vậy một số giải pháp được chuyên gia nhắc đến là: Hạn chế hoặc phê duyệt cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng liên quan đến kinh doanh, đầu tư bất động sản một cách chặt chẽ hơn; hạn chế cấp tín dụng đối với các sản phẩm tín chấp, những khoản vay mà khách hàng có lịch sử phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và các khoản vay có TSĐB ở tỉnh, kém thanh khoản; định hướng khách hàng tuân thủ các điều kiện sản phẩm, hạn chế trình ngoại lệ khác biệt; định hướng chuyển dịch cơ cấu nợ sang những ngành ít rủi ro hơn.

+ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ:

 Cải thiện hệ thống chấm điểm RRT, đặc biệt là các chỉ tiêu định tính, xem lại tỷ trọng của các tiêu chí để nâng cao tính chính xác của kết quả xếp hạng.

 Sử dụng báo cáo hợp lệ (báo cáo kiểm toán/báo cáo thuế) trong thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.

+ Đối với cơng tác đào tạo nguồn nhân lực:

 Khối nguồn nhân lực cần tăng cường công tác đạo tạo năng lực về Basel II cho cán bộ bán hàng.

 Truyền thông đến toàn thể cán bộ nhân viên về những thay đổi của VPBank khi áp dụng Basel II để từng cán bộ nhân viên hiểu được những định hướng của ban lãnh đạo và truyền đạt đến khách hàng một cách cụ thể nhất.

 Đối với khách hàng doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo nhắc nợ tự động trước thời hạn thanh toán gốc/lãi khoản vay từ 5-10 ngày qua SMS hoặc mail để khách hàng chủ động và có kế hoạch chuẩn bị được nguồn tiền thanh tốn khơng dẫn đến nợ q hạn.

 Giám đốc các chi nhánh/ trung tâm SME cần theo dõi sát sao các khoản nợ vừa mới quá hạn, kiểm sốt khơng để nhảy nhóm 2.

 Tăng cường xử lý các khoản nợ xấu, để xóa trích lập dự phịng ở chi nhánh.

 Thường xuyên kiểm tra sau vay đối với các khoản vay có TSĐB là quyền đòi nợ, kiểm tra chặt điều kiện dòng tiền.

4.3. Một số giải pháp thay thế giúp hồn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại VPBank do tác giả đề xuất

Từ việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia am hiểu sâu trong hoạt động ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro nói riêng tại VPBank và dựa trên định hướng xây dựng quản trị rủi ro trong thời gian tới là chuẩn hóa quản trị rủi ro theo các chuẩn mực của Basel II. Quản trị rủi ro khá rộng với nhiều hoạt động liên quan đến phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với nguồn lực hạn chế, tác giả chỉ đề xuất một số giải pháp thay thế nhằm hoàn thiện hoạt dộng quản trị rủi ro tại VPBank đối với khách hàng doanh nghiệp, các giải pháp tác giả chú trọng thực hiện như sau:

4.3.1. Hồn thiện cơng tác thẩm định và phê duyệt tín dụng theo góc nhìn giữa rủi ro và lợi nhuận dựa trên kết quả tính tốn các cơng thức lượng rủi ro tín dụng ro và lợi nhuận dựa trên kết quả tính tốn các cơng thức lượng rủi ro tín dụng theo Basel II.

Việc thay đổi nhận thức của bộ phận thẩm định và chuyên gia phê duyệt tín dụng theo hướng xem xét từ khía cạnh rủi ro là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề xuất của tác giả

nhằm giúp cấp phê duyệt có cái nhìn tổng qt hơn từ góc độ rủi ro để cân nhắc khi đưa ra quyết định phê duyệt.

4.3.1.1. Nội dung thực hiện:

Thẩm định và phê duyệt tín dụng theo góc nhìn rủi ro và lợi nhuận dựa trên các cơng thức lượng hóa rủi ro tín dụng theo Basel, bao gồm 3 giai đoạn thực hiện chính:

+ Xây dựng cơng thức lượng hóa rủi ro tín dụng theo Basel II.

+ Tích hợp kết quả tính tốn vào các hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng hiện tại mà trước tiên là thí điểm với hệ thống cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp _ CLOS đối với các khoản cấp tín dụng từ 50 tỷ đồng trở lên.

+ Triển khai áp dụng, bao gồm: công tác đào tạo cán bộ nhân viên cách thức tính tốn các cơng thức và sử dụng hệ thống sau khi tích hợp dữ liệu tính tốn; thực hiện truyền thơng đến cán bộ thẩm định, chuyên gia phê duyệt và hội đồng tín dụng về việc sử dụng các kết quả tính tốn và ngun tắc ra quyết định trong q trình thẩm định và phê duyệt tín dụng.

4.3.1.2. Ưu điểm:

Giúp lượng hóa rủi ro qua các cơng thức tính tốn, từ đó làm cơ sở cho quyết định phê duyệt của chuyên gia phê duyệt và Hội đồng tín dụng dựa trên ngun tắc tối đa hóa

lợi nhuận và giảm thiểu tối rủi ro.

Các chỉ số tính tốn cịn giúp Ngân hàng quản trị rủi ro ngay từ đầu, khi mà khách hàng chưa phát sinh giao dịch với VPBank. Bên cạnh đó cịn giúp Ngân hàng kiểm sốt được tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II theo quy định của NHNN, có giải pháp tiếp thị khách hàng phù hợp với định hướng của Ngân hàng.

4.3.1.3. Nhược điểm:

Việc xây dựng các cơng thức lượng hóa rủi ro theo Basel II, địi hỏi có sự phối hợp nguồn nhân lực từ nhiều phịng ban như quản trị rủi ro, cơng nghệ thơng tin.

Ngồi ra, khơng chỉ dùng ở việc xây dựng các cơng thức tính tốn này, VPBank cần tích hợp vào các hệ thống cấp tín dụng hiện nay như CLOS, LOS, hệ thống chấm điểm RRT để kết quả được cập nhật một cách tự động, việc này đòi hỏi VPBank cần nâng cấp các hệ thống này.

Bên cạnh đó, sau khi xây dựng và tích hợp cơng thức và dữ liệu tính tốn vào các hệ thống hiện nay. VPBank cịn cần truyền thơng và đào tạo nhân viên cách thức sử dụng tính tốn các cơng thức và hệ thống trên.

Vì vậy mà chi phí để thực hiện giải pháp này sẽ khá tốn kém, mất nhiều thời gian và nguồn lực.

4.3.1.4. Chi phí thực hiện

Qua trao đổi với ban dự án Basel II thuộc khối quản trị rủi ro tại VPBank thì chi phí thực hiện triển khai Basel II khá lớn, trong đó, chi phí để xây dựng các cơng thức lượng hóa Basel II, tích hợp trong các hệ thống thẩm định và phê duyệt hiện nay và triển khai vào hoạt động thẩm định và phê duyệt tín dụng là một khoản chi phí khơng nhỏ. Tuy nhiên, do đây là thông tin bảo mật của Ngân hàng, cũng như ban dự án nên tác giả chưa thu thập được chi tiết kinh phí thực hiện.

Sau khi trao đổi về khoản chi phí ước tính, tác giả giả định các khoản chi phí để triển khai được giải pháp trên, chi tiết:

Bảng 4.1: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất 2

STT Nội dung thực hiện Chi phí ước

tính (đồng)

1 Xây dựng cơng thức lượng hóa rủi ro tín dụng theo Basel II

200.000.000

2 Tích hợp kết quả tính tốn vào các hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng (thí điểm với hệ thống cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp _ CLOS đối với các khoản cấp tín dụng từ 50 tỷ đồng trở lên).

700.000.000

3 Triển khai áp dụng, bao gồm công tác đào tạo và truyền thông nội bộ (đào tạo online)

200.000.000

4 Chi phí khác (sửa đổi quy trình, quy định liên quan) 100.000.000

Tổng cộng 1.200.000.000

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ

4.3.2.1. Nội dung thực hiện:

4.3.2.2. Ưu điểm

Về cơ bản, hiện nay VPBank đã xây dựng được hệ thống xếp hạng nội bộ - đã có nền tẳng, vì vậy, chỉ cần điều chỉnh và cải tiến những điểm chưa phù hợp để hoàn thiện hơn hệ thống

4.3.2.3. Nhược điểm:

Việc vận hành và ứng dụng hệ thống xếp hạng nội bộ hiện nay có bộ tiêu chuẩn về định tính cịn phụ thuộc khá nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ đánh giá.

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam có độ tin cậy chưa cao. Ngoài ra, việc cho phép sử dụng báo cáo tài chính nội bộ trong chấm điểm xếp hạng cũng làm cho kết quả xếp hạng chưa chính xác.

4.3.2.4. Chi phí thực hiện:

Bảng 4.2: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất 2

STT Nội dung thực hiện Chi phí ước

tính (đồng)

1 Nâng cấp hệ thống xếp hạng nội bộ 200.000.000

4 Chi phí khác (sửa đổi quy trình, quy định liên quan) 20.000.000

Tổng cộng 220.000.000

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt sau cấp tín dụng

Một trong những giải pháp được VPBank chú trọng nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả là tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt sau cấp tín dụng:

4.3.3.1. Nội dung thực hiện

+ Hồn chỉnh hệ thống báo nhắc nợ khách hàng qua SMS và mở rộng sang hình thức báo nợ qua mai: hệ thống báo nhắc nợ tự động từ 3-5 ngày trước khi đến hạn thanh toán gốc/lãi khoản vay để khách hàng có kế hoạch chuẩn bị nguồn tiền.

+ Kiểm tra thơng qua hồ sơ, chứng từ: nhân viên tín dụng phải mở sổ sách theo dõi cho vay và thu nợ, định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng thơng qua các báo

+ Tăng cường công tác kiểm tra thực tế: nhân viên tín dụng phải kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng về tiến độ sản xuất, kinh doanh, tình hình thu mua ngun vật liệu, nhập kho hàng hóa, đảm bảo sự phù hợp giữa các chứng từ thu mua với số lượng hàng hóa đã thu mua và giá trị thực tế được hình thành từ vốn vay. Nhân viên tín dụng lập kế hoạch cụ thể về việc kiểm tra sau giải ngân trong đó có đầy đủ các nội dung như thời gian kiểm tra, địa điểm kiểm tra, nội dung dự kiến kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên tín dụng đề xuất việc yêu cầu các phòng/bộ phận nghiệp vụ khác như bộ phận hỗ trợ tín dụng, phịng thẩm định tài sản... phối hợp tham gia công tác kiểm tra, giám sát khách hàng. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường hay có nghi ngờ, nhân viên kiểm tra cần phải báo cáo ngay cho lãnh đạo để có những thẩm định, đánh giá kỹ hơn cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp. Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng cần phải được thực hiện thường xuyên, tránh tình trạng bị động sau khi khoản vay thực sự có vấn đề rồi mới tổ chức kiểm tra.

Trong các biện pháp nêu trên, đối với công tác kiểm tra kiểm soát sau vay, do thực trạng thực tế là hệ thống báo nhắc nợ tại VPBank cịn nhiều hạn chế, chưa có nhiều cơng cụ nhắc nợ tự động và còn phụ thuộc nhiều vào cán bộ nhân viên, một điểm nữa là hiện nay cơng tác kiểm tra kiểm sốt sau vay tại VPBank thực hiện khá tốt với sự tham gia và giám sát của nhiều phòng ban và được thực hiện liên tục nên tác giả ưu tiên đề

xuất giải pháp thay thế mới là hoàn thiện hệ thống báo nhắc nợ qua SMS và email

đối với khách hàng doanh nghiệp.

4.3.3.2. Ưu điểm

Hiện VPBank có nền tảng về cơng nghệ thơng tin với đội ngũ cán bộ nhân viên có chun mơn vì vậy việc hồn thiện hệ thống báo nhắc nợ qua SME và triển khai thêm hình thức báo nhắc nợ qua mail đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ được thực hiện khá dễ dàng.

4.3.3.3. Nhược điểm

Để bảo mật thông tin doanh nghiệp nên số lượng số điện thoại và email đăng kí cũng sẽ hạn chế, vì vậy, doanh nghiệp cần đăng kí những số điện thoại và email của lãnh đạo chủ chốt; người thường xuyên giao dịch và quản lý các khoản vay của doanh nghiệp với VPBank

4.3.3.4. Chi phí thực hiện

Bảng 4.3: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất 3

STT Nội dung thực hiện Chi phí ước

tính (đồng)

1 Nâng cấp hệ thống báo nhắc nợ tự động qua SMS 200.000.000

2 Xây dựng hệ thống báo nhắc nợ tự động qua Email 400.000.000

3 Tích hợp dữ liệu số điện thoại, email vào hệ thống T24 200.000.000

Tổng cộng 800.000.000

4.3.4. Lựa chọn giải pháp thay thế

Qua trao đổi với trưởng phịng quản trị rủi ro tích hợp thuộc khối quản trị rủi ro thì hiện nay các giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng như hồn thiện thiện hệ thống xếp hạng nội bộ, tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt sau vay hay hồn thiện hệ thống cảnh báo sớm là công tác mà hiện nay tại VPBank đã và đang thực hiện ngay cả khi khơng áp dụng Basel II, vì xét cho cùng thì cơng tác nào cũng cần thực hiện, đánh giá và cải tiến để được hiệu quả tốt hơn. Một trong những giải pháp được Ngân hàng ưu tiên thực hiện trong quá trình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là việc xây dựng được các cơng thức lượng hóa rủi ro theo Basel II và áp dụng các công thức này trong cơng tác thẩm định và phê duyệt tín dụng. Đây là một giải pháp trọng điểm mà ban lãnh đạo ngân hàng chú trọng nhằm thay đổi nhận thức và quyết định phê duyệt tín dụng dựa trên góc nhìn rủi ro và lợi nhuận, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro ngay từ khi khách hàng đến với VPBank và được phê duyệt khoản cấp tín dụng đó.

Trong khung khổ bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào việc áp dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, điều này cũng phù hợp với định hướng của ngân hàng. Vì vậy, tác giả lựa chọn giải pháp thay thế đầu tiên được nêu bên trên là “hồn thiện cơng tác thẩm định và phê duyệt tín dụng theo góc nhìn giữa rủi ro và lợi nhuận dựa trên kết quả tính tốn các cơng thức lượng rủi ro tín dụng theo Basel II”. Với những kế hoạch thực hiện cụ thể được tác giả trình bày ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)