Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank thơng qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 47)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank thơng qua các chỉ tiêu tài chính

3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VPBank

Tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng – chiếm hơn 50% lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng là cách mà nhiều ngân hàng lựa chọn để gia tăng lợi nhuận. Tại VPBank, ban lãnh đạo VPBank cũng xác định rõ tầm quan trọng của việc tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng thì ban lãnh đạo VPBank cũng chỉ đạo thực hiện các biện pháp QTRR tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm dư nợ trích lập dự phịng nhằm hạn chế ảnh hưởng của các khoản nợ xấu đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VPBank giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ cấp tín dụng 91,719 126,943 158,696 196,673 230,790

+ Trong đó: cho vay 78,378 116,804 144,673 182,666 221,962

Tốc độ tăng trưởng tín dụng - 38.40% 25.01% 23.93% 17.35% Tốc độ tăng trưởng tín dụng

trung bình 26.17%

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính VPBank (đơn vị: tỷ đồng)

Nhìn vào bảng 3.1, có thể thấy rằng dư nợ tín dụng tại VPBank có sự tăng trưởng qua các năm từ năm 2014 đến năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm qua lại có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này, trong năm 2018 chỉ đạt 17.35%

- thấp nhất trong vòng 05 năm trở lại đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngành Ngân hàng (năm 2018: tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả ngành Ngân hàng chỉ đạt 16%), cho thấy tăng trưởng của VPBank trong các năm qua.

Mặt dù tốc độ tăng trưởng của VPBank nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam có xu hưởng giảm trong 03 năm trở lại đây nhưng đây cũng thể hiện định hướng của NHNN. Trong những năm gần đây, NHNN đã xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, chỉ đạo các TCTD tập trung kiểm soát tốc độ tăng trưởng và tăng chất lượng tín dụng thơng qua việc áp dụng các chuẩn mực nghiêm ngặt của Basel II. Theo một số dự báo của NHNN thì “tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới sẽ có sự ổn định hơn và duy trì quanh mốc 15%-16%”.

Theo thơng tin của NHNN (Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại buổi họp báo vào tháng 1/2019) thì “mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 14%/năm và chỉ xem xét tăng thêm room cho những ngân hàng đạt đủ điều kiện của thơng tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an tồn vốn” .

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 - 2018

Nguồn: Ngân hàng nhà nước (đơn vị: tỷ đồng)

14.20% 17.30% 18.70% 18.20% 16.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Như vậy có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VPBank trong các năm qua có xu hướng giảm, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu – nợ quá hạn lại có xu hướng tăng, điều này phần nào thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các năm qua chưa đạt được hiệu quả.

3.2.2. Chất lượng nợ tại VPBank

Hoạt động tín dụng ln đi kèm với rủi ro và có khả năng gây tổn thất tín dụng, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực QTRR của các NHTM . Theo bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của VPBank và hầu như được duy trì ở mức trên 90% trên tổng dư nợ ( ngoại trừ năm 2017 - nợ đủ tiêu chuẩn chỉ đạt 89,68%).

Tuy nhiên, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý tại VPBank có xu hướng ngày càng giảm. Điều này có nghĩa là chất lượng nợ đang có xu hướng giảm và gia tăng nợ nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 trở lên) trong năm 2018 đạt 7,766 tỷ đồng – chiếm 3.5% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Theo bảng 3.2, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay củaVPBank luôn cao hơn nhiều so với các NHTM nhà nước (Vietcombank, Viettinbank, BIDV) và một số ngân hàng cùng quy mô như TCB, ACB, MBB.

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay của một số NHTM từ năm 2014 - 2018 Tỷ lệ nợ xấu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 VPB 2.52% 2.69% 2.91% 3.39% 3.50% VCB 2.31% 1.48% 1.14% 0.98% 1.84% CTG 1.12% 0.92% 1.02% 1.14% 1.58% BID 2.03% 1.68% 1.99% 1.62% 1.90% TCB 2.38% 1.67% 1.58% 1.61% 1.22% ACB 2.18% 1.32% 0.88% 0.71% 0.73% MBB 2.73% 1.61% 1.32% 1.20% 1.33%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC hợp nhất của các NHTM trên

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng

Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank gia tăng ở mức 3.21%, cao hơn so với mức 2.89% năm 2017, trong đó, ngân hàng mẹ nợ xấu là 2.41% so với 2.33% năm 2017 và tại FE Credit là 5.98% tại so với 5% năm 2017.

Tỷ lệ nợ xấu tại FE credit là khá cao, việc VPBank tăng cường cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo, đặc biệt là các khoản cấp tín dụng của cơng ty con (FE Credit) tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khả năng thu hồi nợ khó khăn hơn và có khả năng dẫn đến nợ xấu nhiều hơn. Các khoản cho vay khơng có tài sản đảm bảo yêu cầu hệ số rủi ro rất cao (200%) và trích lập dự phịng cao vì vậy có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận biên lợi nhuận khá cao từ các khoản cho vay khơng có tài sản đảm bảo này. Theo thống kê thì dư nợ cho vay khơng có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 35% tổng nợ vay tại VPBank trong năm 2017-2018 (năm 2017: 68,680 tỷ đồng, năm 2019: 81,321 tỷ đồng).

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Như vậy, có thể thấy cơng tác QTRR tín dụng tại VPBank cần phải được hồn thiện, kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa trong q trình trước, trong và sau cấp tín dụng để hạn chế dư nợ xấu và cải thiện chất lượng nợ.

3.2.3. Trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng

Thống kê của VPBank cho thấy, chi phí trích lập dự phịng RRTD tăng dần qua các năm từ năm 2014 - 2018. Năm 2018, chi phí dự phịng RRTD tăng hơn 40%. Tổng dư nợ của ngân hàng thì việc tăng trích lập dự phịng rủi ro là điều tất yếu. Tuy nhiên, đáng lưu ý là mức tăng dự phòng RRTD cao hơn mức tăng của dư nợ tín dụng. Chi phí trích lập dự phịng cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.25% 2.55% 2.64% 1.99% 1.91% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8

Biểu đồ 3.3: Dự phòng RRTD của VPBank từ năm 2014 - 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC hợp nhất của VPBank (Đơn vị: tỷ đồng)

Điều này cũng cho thấy việc cần tăng cường hơn nữa cơng tác QTRR tín dụng hơn nữa nhằm giảm nợ q hạn, nợ xấu, góp phần giảm chi phí trích lập dự phịng RRTD tương ứng với từng nhóm nợ.

Kết luận: Thơng qua việc phân tích các tiêu chí đánh giá RRTD theo phương pháp định lượng dựa trên số liệu BCTC thu thập từ năm 2014 đến năm 2018, có thể thấy rằng: RRTD tại VPBank đang ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng được thể hiện qua việc tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dự phịng RRTD có xu hướng tăng trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng giảm từ năm 2014 đến năm 2018.

Trong Basel II, RRTD liên quan trực tiếp đến 02 trụ cột thứ nhất và thứ hai, cụ thể:

 Trụ cột đầu tiên về “tỷ lệ an tồn vốn” nhằm đảm bảo và duy trì được mức an toàn vốn theo quy định của NHNN và yêu cầu nội bộ của VPBank. Tại Việt Nam, yêu cầu này được quy định cụ thể trong “Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày

979 3,278 5,313 8,001 11,253 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000

30/12/2016 của NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

 Trụ cột thứ 2 là về “Giám sát của cơ quan quản lý” được thực hiện theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 05 năm 2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Tác giả thực hiện đánh giá quản trị rủi ro tín dụng thơng qua 02 trụ cột này như sau:

3.3.1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Theo số liệu thống kê, CAR của VPBank năm 2018 là 11.10% - giảm 1.5% so với cùng kì năm 2017. CAR của VPBank trong 03 năm trở lại đây đều cao hơn yêu cầu 8% của NHNN, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần.

Theo đánh giá của ban lãnh đạo ngân hàng thì với những yêu cầu ngày càng chặt chẽ của NHNN và định hưỡng thắt chặt tín dụng trong thời gian sắp tới thì việc đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN là điều hết sức khó khăn và cần phải đặt ra nhiều biện pháp nhằm đảo bảo an toàn vốn ngay từ những khâu đầu tiên của việc cấp tín dụng.

Mặt khác, theo thống kê (bảng 3.3) thì tỷ số CAR của VPBank thì tại thời điểm cuối năm 2018 cao hơn CAR của khối các NHTM cổ phần là 0.34%. Tuy nhiên, nếu so với các NHTM cổ phần trong danh sách 10 ngân hàng thí điểm Basel và 02 ngân hàng OCB và TPBank (khơng nằm trong danh sách thí điểm) thì hệ số CAR của VPBank đang ở mức trung bình.

Bảng 3.3: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của các ngân hàng tại Việt Nam tại 31/12/2018 và cập nhật tại 28/02/2019

Ghi chú: Nguồn số liệu dựa trên báo cáo thống kê của NHNN vào tháng 12/2017, tháng 12/2018 và 02/2019. Tác giả so sánh số liệu CAR từ năm 2017 vì trước đó, các NHTM Việt Nam vẫn tính tỷ số CAR theo Basel I.

Theo báo cáo phân tích ngành Ngân hàng của Công ty chứng khoán Rồng Việt VDSC: “tỷ lệ an toàn vốn đang là điểm nghẽn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ đạt 12 lần tính tới cuối năm 2017. Đây là mức thấp nhất trong khu vực ASEAN và chỉ cao hơn Bangladesh. Hiện nay tỷ lệ an tồn vốn đang được tính theo Basel I trong khi phần lớn các quốc gia trong khu vực đang thực hiện Basel II. Nếu tính lại theo tiêu chuẩn cao hơn này, hệ số CAR của Việt Nam có thể thấp hơn.”

Loại hình TCTD Tỷ lệ an toàn vốn CAR (%) 31/12/2017 31/12/2018 28/02/2019

NHTM Nhà nước 9,52 9,52 9,42

NHTM Cổ phần 11,47 11,24 10,76

NH Liên doanh, nước ngoài 29,11 25,88 24,67

Bảng 3.4: So sánh hệ số CAR của một số NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2018 STT Ngân Hàng Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Ghi chú Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 VPBank 9.50% 12.60% 11.10% Chính thức áp dụng Basel II từ ngày 1/5/2019

2 Vietcombank 11.13% 11.63% 12.14% Chưa được cấp phép chứng nhận áp dụng Basel II 3 VIB 13.30% 13.10% 10,2% Chính thức áp dụng Basel II từ ngày 1/1/2019 4 MBBank 12.50% 12.00% 10.90% Chính thức áp dụng Basel II từ ngày 1/5/2019 5 ACB 13.19% 11.53% 12.81 Chính thức áp dụng Basel II từ ngày 1/5/2019 6 BIDV >9% 9,01% 9,02% Đang trình NHNN 7 VietinBank >9% >9% >9% Đang trình NHNN 8 Techcombank 13.10% 12,68% 14.30% Đang trình NHNN 9 MSB 23.59% 19.48% 12,17% Đang trình NHNN 10 Sacombank 9.61% 11,3% 10.71% Đang trình NHNN 11 TPBank >9% >9% 10.24% Chính thức áp dụng Basel II từ ngày 1/5/2019. Mặt dù không nằm trong 10 NH thí điểm. 12 OCB >9% >9% 12.04% Chính thức áp dụng Basel II từ ngày 1/5/2019. Mặt dù không nằm trong 10 NH thí điểm. Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một thực trạng hiện này là cách tính CAR theo thơng tư 41 vẫn chưa đồng nhất với thế giới về chuẩn Basel II, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam vẫn chưa theo kịp các chuẩn mực của thế giới, thực trạng chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng chưa cao. Bên cạnh đó, việc chính thức triển khai áp dụng Basel II với những đòi hỏi chuẩn mực cao hơn sẽ làm cho hệ số CAR của VPBank thấp hơn hiện nay.

Biểu đồ 3.5: Hệ số CAR của một số nước trong khu vực ASEAN cuối năm 2017

Nguồn: Cơng ty chứng khốn Rồng Việt (VBSC)

Vì vậy, việc áp dụng hệ số rủi ro trong tính tốn tài sản có RRTD làm cơ sở cho việc ra quyết định cấp tín dụng là hết sức cần thiết để góp phần duy trì và tăng tỷ số an toàn vốn của ngân hàng. Điều này vừa đảm bảo tuân thủ yêu cầu của NHNN, vừa đáp ứng yêu cầu của nội bộ VPBank.

3.3.2. Tài sản có rủi ro tín dụng (RWA)

Như đã nêu ở phần cơ sở lý thuyết, tài sản có rủi ro tín dụng là một cấu thành quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cách tính tỷ lệ an tồn vốn theo Basel II

3.3.3. Hệ số chuyển đổi (CCF)

Một thực trạng hiện nay khi tính tài sản có rủi ro là tỷ số chuyển đổi đối với các hạn mức tín dụng chưa giải ngân có thể hủy ngang, hạn mức tín dụng chưa sử dụng của thẻ tín dụng là 10%

Theo thống kê của VPBank thì tổng số dư tín dụng bình qn chỉ khoảng 65% tổng giá trị cấp tín dụng. Việc đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong và ngoài nước, để thu hút KH, VPBank thường cấp hạn mức cho khách cao hơn nhu cầu thực tế của khách hàng. Một số khách hàng được cấp hạn mức nhưng do một số yếu tố như lãi suất VPBank không cạnh tranh nên KH không sử dụng hạn mức tại VPBank. Thường ĐVKD và cấp phê duyệt thường không quan tâm đến điểm này khi phê duyệt cấp tín dụng cho một khách hàng. Nhưng điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến chi phí vốn.

3.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng (RW)

Hiện nay tại VPBank chưa vận dụng hệ số rủi ro khi ra quyết định cấp tín dụng. Theo số liệu báo cáo tài chính thì các khoản đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay tại VPBank. Mặt khác, việc chấp nhận cấp tín dụng dựa trên báo cáo nội bộ (báo cáo nội bộ được xem là báo cáo tài chính khơng hợp lệ), cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có hệ số địn bẩy cao đang góp phần làm gia tăng rủi ro cho VPBank, cũng như làm giảm an toàn vốn của ngân hàng.

3.4. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại VPBank đang ở mức cao.

Từ những thực trạng rủi ro tín dụng và đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II như đã phân tích nêu trên thì việc dẫn đến việc rủi ro tín dụng tại VPBank đang ở mức khá cao. Một số nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề như sau:

3.4.1. Dư nợ cho vay cao đối với các ngành có nhiều rủi ro

Như đã phân tích thực trạng tại mục 3.2.5. Cơ cấu nợ tại VPBank, có thể thấy rằng hiện dư nợ cho vay đối với các ngành như bất động sản, chứng khoán tại VPBank hiện đang chiếm tỷ trọng cao. Các ngành này có sự biến động mạnh và được đánh giá là có rủi ro khá cao. Mặt khác, theo Basel II thì NHNN hiện đang áp dụng hệ số rất cao đối với các khoản vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản, chứng khoán (lên đến 200%).

Dựa vào số liệu ở phụ lục 01: Cơ cấu nợ vay của VPBank từ năm 2014 – 2018: có thể thấy rằng ngoài cho vay các hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh thì dư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)