Kiểm tra, kiểm soát sau vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ

3.4. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại VPBank đang ở mức cao

3.4.5. Kiểm tra, kiểm soát sau vay

Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng cho khách hàng là một trong những công tác quan trọng nhằm phát hiện được những dấu hiệu sớm có khả năng ảnh hưởng xấu đến năng lực trả nợ vay của khách hàng tại VPBank.

Theo đánh giá của các chuyên gia là giám đốc một số chi nhánh VPBank thì một thực trạng hiện nay là do chỉ tiêu kinh doanh được giao khá cao nên tất cả các cán bộ tín dụng phải tập trung vào cơng tác bán hàng, phát triển khách hàng mới, tăng doanh số giải ngân nên cơng tác kiểm tra, kiểm sốt sau vay có phần bị coi nhẹ và thực hiện mang tính đối phó. Hầu hết các chi nhánh khơng đủ nguồn lực để thực hiện các công việc như thẩm định khách hàng, trình phê duyệt tín dụng, giải ngân, phát hành bảo lãnh…nên khơng cịn nguồn lực để thực hiện tốt các công tác kiểm tra giám sát sau vay. Mặt khác, hiện nay VPBank đang thực hiện cắt giảm 20% nhân sự ở tất cả các phòng ban, chi nhánh cũng làm cho việc thiếu nguồn lực ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Một thực trạng thường thấy ở các đơn vị kinh doanh là không theo dõi sát các khoản vay đến hạn, chờ khách hàng phát sinh nợ quá hạn mới tiến hành nhắc nợ khách hàng, một số cán bộ thẩm định cho rằng nợ quá hạn trên 10 ngày mới phát sinh nợ cần chú ý nên còn thờ ơ trong việc nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ quá hạn, nhiều khoản quá hạn do một số nguyên nhân khách hàng và chủ quan dẫn đến nợ cần chú ý, làm ảnh hưởng đến trích lập dự phịng và lợi nhuận của chi nhánh.

Vì vậy, theo giám đốc Vùng 7 - SME thì “VPBank nên cải tiến hệ thống, có hệ thống báo nhắc nợ tự động cho khách hàng doanh nghiệp thì sẽ đỡ bớt nguồn lực, vì hiện

nay nguồn lực chạy doanh số cịn không đủ”. Hiện hệ thống báo nhắc nợ đối với khách hàng doanh nghiệp chưa được chú trọng, hệ thống hiện chỉ báo nợ qua SMS đối với đầu số doanh nghiệp đăng kí với VPBank, các đầu số này thường là số cá nhân của giám đốc/chủ doanh nghiệp, trong khi đó cơng tác theo dõi và thanh tốn nợ vay ngân hàng thường do kế toán thực hiện - đây là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn thường phát sinh. Vì vậy, cần nâng cấp hệ thống báo nhắc nợ tự động khơng chỉ cho SMS mà cịn qua email, nhắc báo nợ trước 3-5 ngày để khách hàng thu xếp được nguồn thanh tốn.

Trong đó, theo đánh giá của một số chuyên gia và thực tế hiện nay thì nguyên nhân chính làm cho rủi ro tín dụng tại VPBank được đánh giá ở mức rủi ro cao chủ yếu đến từ cơ cấu nợ có rủi ro cao, mà xuất phát từ việc cho vay đối với các phân khúc kinh doanh có rủi ro như cho vay khơng có tài sản đảm bảo và dư nợ cho vay cao đối với các ngành liên quan đến bất động sản. Vì vậy, VPBank cần có những biện phát nhằm hạn chế rủi ro và kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản vay liên quan đến bất động sản và cho vay khơng có tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)