CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước:
3.1.2 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Đầu tư XDCB từ NSNN có vai trị quan trọng, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà mỗi nước có thể dành ra một tỷ lệ khác nhau cho vốn đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách.Tại Việt Nam, trong những năm gần đây thường dành từ 25%-30% tổng chi ngân sách Nhà nước để chi cho đầu tư XDCB. Đối với Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế và tăng trưởng thì vai trị của vốn đầu tư XDCB như sau:
Một là: đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước tác động đến việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất hạ thầng chung cho đất nước như giao thông, thủy lợi, các cơng trình cơ sở hạ tầng khác ..... Vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy được năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chun mơn hóa và phân
cơng lao động xã hội. Chẳng hạn như để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm mũi nhọn như giao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công nghệ cao,... Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội.
Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trị định hướng những hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực có tính chiến lược khơng những có vai trị dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế. Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, các lĩnh vực, khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, gắn với sự phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.
Thông qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơng trình văn hóa xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.Đầu tư XDCB góp phần tăng thu nhập quốc dân. Hoạt động đầu tư XDCB có phạm vi rộng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địi hỏi lượng lớn nhân cơng thi cơng và cán bộ quản lý. Khi thực hiện hoạt động đầu tư, sẽ tạo việc làm cho người lao động. Khi nhận tiền lương, tiền cơng, người lao động có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
3.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước: