Tổng quan các nghiên cứu trước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước phú yên (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Tổng quan các nghiên cứu trước:

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà (2015)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà (2015), với đề tài “Tăng cường kiểm soát

chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên”. Luận văn Thạc sĩ,

Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Luận văn đã nghiên cứu giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về đầu tư XDCB, kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN.

- Đánh giá toàn diện thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Hưng n giai đoạn 2012 -2014. Qua đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Từ những vấn đề lý luận và thực trạng, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Hưng Yên nói riêng và hệ thống KBNN nói chung trong giai đoạn tiếp theo. Các nhóm giải pháp gồm: (i)Nhóm giải pháp chung; (ii) Nhóm giải pháp nghiệp vụ (Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong quá trình kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản, Tăng cường cơng tác, Kiểm sốt tạm ứng vốn và thu hồi tạm ứng, Chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, Kiểm sốt cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Nhóm giải pháp mang tính điều kiện, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, Tăng cường cơ sở vật chấ, Nâng cao trách nhiệm hướng dẫn, xử lý các vướng mắc cho các chủ đầu tư). Và một số kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, UBND tỉnh, Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Phúc (2015), với đề tài “Hồn thiện cơng

tác kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Kinh tế Và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp khả thi hồn thiện cơng tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước Lào Cai. Qua những nghiên cứu lý thuyết cũng như áp dụng cho việc phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát đầu tư vốn XDCB qua KBNN Lào Cai, luận văn đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động này tại KBNN Lào Cai. Đồng thời, từ những thực trạng, điểm yếu tác giả đã chỉ ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư vốn XDCB qua KBNN tỉnh Lào Cai. Các giải pháp bao gồm hoàn thiện quy trình, thủ tục, nâng cao năng lực nhân viên, tăng cường áp dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động kiểm sốt.

Nghiên cứu của Phạm Minh Tâm (2017)

Nghiên cứu của Phạm Minh Tâm (2017), với đề tài “Giải pháp thống nhất kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN Phú Yên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Mục đích nghiên cứu nêu lên thực trạng những tồn tại, hạn chế của mơ hình tổ chức cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua hệ thống KBNN hiện nay. Tổ chức lại cơng tác kiểm sốt chi NSNN tại KBNN Phú Yên theo hướng tập trung, thống nhất nhằm kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hố hoạt động KBNN theo định hướng, lộ trình đã xác định trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến khó khăn, thuận lợi của các đơn vị thụ hưởng NSNN hiện nay, vấn đề về yêu cầu cải cách hành chính trong hoạt động của KBNN, những hiệu quả mang lại sau khi thực hiện giải pháp thống nhất kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN Phú Yên. Qua đó, khẳng định được vai trò chức năng của hệ thống KBNN trong nền tài chính quốc gia.

Luận văn sử dụng phương pháp xử lý tình huống theo hướng ứng dụng nhằm phân tích những tồn tại, hạn chế của mơ hình tổ chức cơng tác kiểm sốt các khoản

chi NSNN hiện nay, kết hợp với hệ thống số liệu được tập hợp trong 3 năm 2014- 2016, gồm:

+ Số liệu về tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ, KBNN các huyện, thị xã trực thuộc thực hiện cơng tác kiểm sốt chi NSNN;

+ Số liệu về chi thường xuyên, chi ĐTXDCB qua KBNN Phú Yên.

Thực hiện giải pháp thống nhất kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN Phú n nhằm góp phần ngày càng hồn thiện hoạt động KBNN, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi giao dịch tại KBNN Phú Yên.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Phương (2018)

Nguyễn Thị Lan Phương (2018), với đề tài “Quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn

NSNN ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài chính.

Mục đích mà luận án hướng đến là nâng cao chất lượng quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam. Bằng việc bám sát định hướng phát triển KTXH giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030 và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ĐTXDCB từ NSNN, luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp tương ứng với 04 khâu của chu trình quản lý vốn ĐTXDCCB từ NSNN. Các giải pháp này có tính thực tiễn cao đồng thời phù hợp với yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay.

Thời gian để thực hiện và mức độ ưu tiên thực hiện các giải pháp là khác nhau như: Giải pháp tổ chức lại bộ máy quản lý ĐTXDCB cần thời gian dài và phù hợp với tiến trình cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý của Chính phủ. Giải pháp về quy hoạch và sửa đổi các mâu thuẫn, bất hợp lý của các Luật điều chỉnh hoạt động quản lý ĐTXDCB như: Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi các luật liên quan đến quy hoạch và các văn bản hướng dẫn cần thực hiện ngay do Luật quy hoạch đã sắp có hiệu lực. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp cần đồng bộ và có tầm nhìn bao qt từ phía cơ quan lập pháp (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành pháp (Chính phủ, Bộ, ngành địa phương) và các cơ quan kiểm tra giám sát. Đây là vấn đề xuyên suốt nhằm đảm bảo quản lý ĐTXDCB từ NSNN nói riêng và quản lý vốn đầu tư công ở Việt Nam ta từng bước tiếp cận với thông lệ thế giới.

* Những khoảng trống chưa được nghiên cứu trong các cơng trình khoa

Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ NSNN được luận văn tổng thuật từ các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan, những khoảng trống chưa được nghiên cứu trong các cơng trình khoa học đã cơng bố:

Học viên thấy rằng tất cả các cơng trình nghiên cứu trên là những tài liệu hết sức quý giá về lý luận và thực tiễn.

- Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, đều có điểm tương đồng là kiểm soát chi ĐTXDCB. Song cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau; chưa có nghiên cứu nào đánh giá phân tích tồn diện về thực trạng đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Phú Yên và hoàn thiện đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Phú Yên, làm cơ sở để đề ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp dưới dạng một luận văn kinh tế, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng.

- Thứ hai, một số cơng trình nghiên cứu dù có hướng tiếp cận khá gần, song phạm vi nghiên cứu rộng hơn hoặc hẹp hơn (quản lý chi tiêu công, quản lý đầu tư công hoặc ĐTPT) hoặc hẹp hơn (trong phạm vi nội bộ Bộ, địa phương hoặc theo ngành kinh tế); trong khi đó luận văn của tác giả chỉ nghiên cứu cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB qua KBNN Phú Yên giai đoạn 2016 - 2019; giải quyết những vấn đề liên quan cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư trong nước được coi là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn được thanh tốn qua KBNN (trung bình mỗi năm trên 85% theo số liệu tại KBNN Phú Yên giai đoạn 2016 - 2019).

- Thứ ba, trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2015, phương thức quản lý ĐTXDCB có sự thay đổi lớn để đáp ứng các quy định mới ban hành về đầu tư như: Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật NSNN, Luật quy hoạch và các văn bản hướng dẫn. Trong khi các nghiên cứu đề cập trên đều ra đời khá lâu, trong khoảng thời gian chưa ban hành cách văn bản trên hoặc ban hành chưa đầy đủ. Vì vậy, cần có nghiên cứu cập nhật về kiểm soát chi đầu tư XDCB trong bối cảnh kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN đã được tích cực hồn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước phú yên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)