CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Kiểm chứng thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Viện Y tế cộng cộng TP.Hồ
3.1.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đã ban hành theo thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, Viện Y tế cơng cộng TP.Hồ Chí Minh tuân thủ đây đủ những quy định trong việc lập và sử dụng hệ thống tài khoản. Ngoài ra,
Viện cũng vận dụng quy định về việc mở các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 khác để sử dụng theo yêu cầu quản lý. Thực tế về việc sử dụng hệ thống tài khoản tại Viện như sau:
Tài khoản trong bảng:
- Tài khoản loại 1: tài khoản tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho + Tài khoản tiền: phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng tiền đồng Việt Nam; tiền gửi không kỳ hạn tại Kho Bạc Nhà nước Quận 8 và các Ngân hàng thương mại đơn vị mở tài khoản giao dịch được mở chi tiết theo đối tượng. Riêng tài khoản tiền gửi có tiền ngoại tệ từ nguồn vốn vay của Dự án HPET.
+ Tài khoản đầu tư tài chính: Kế tốn chi tiết tài khoản cấp 2 để phân loại đầu tư tài chính: tài khoản 1211: đầu tư tài chính ngắn hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng) và tài khoản 1122: đầu tư tài chính dài hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng).
+ Các khoản phải thu: bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho nhà cung cấp, tạm ứng của nhân viên, ký quỹ, phải thu lãi tiền gửi và các khoản phải thu khác tại thời điểm lập báo cáo. Kế toán theo dõi chi tiết theo từng đối tượng các tài khoản phải thu này, mỗi kế toán phải theo dõi khoản phải thu liên quan đến phần hành được phân cơng. Cuối năm, kế tốn gửi đối chiếu cơng nợ phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính.
+ Hàng tồn kho: phản ánh tình hình biến động của các loại hóa chất, vật tư tiêu hao, dụng cụ xét nghiệm, văn phịng phẩm, cơng cụ, dụng cụ, theo dõi theo từng nguồn kinh phí.
Đối với tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu, kế toán chi tiết cấp 2 để theo dõi: TK 1521: Nguyên,vật liệu, TK 1522: Hóa chất, TK 1523: Văn phòng phẩm, TK 1524: nhiên liệu, TK 1525: dụng cụ xét nghiệm.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang (TK 154): phản ánh chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động thu dịch vụ.
Đối với tài khoản 154- Chi phí SXKD-DV dở dang, kế tốn chi tiết cấp 2 theo từng hoạt động có nguồn thu khác nhau như: TK 1541: Chi phí hoạt động nhà khách, nhà nghỉ; TK 1542: chi phí hoạt động cơ sở 2, TK 1543: chi phí hoạt động dịch vụ đào tạo ngắn hạn, TK 1544: chi phí hoạt động kiểm nghiệm ATTP, TK 1545: Chi phí hoạt động xét nghiệm YTDP; TK 1546: Chi phí đào tạo Kỹ thuật viên.
- Tài khoản loại 2: phản ánh tình hình tăng giảm giá trị các loại tài sản cố định, khấu hao hao mòn lỹ kế và giá trị chi phí mua sắm, nâng cấp TCSĐ, xây dựng cơ bản dở dang.
+ Đối với tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị được giao cho các bộ phận sử dụng, quản lý và theo dõi chi tiết. Những máy móc, thiết bị hư hỏng được tập trung đưa vào kho chứa chờ thanh lý theo quy định.
+ Đối với tài sản cố định vơ hình: Năm 2018, thực hiện theo công văn 4376/BYT-KH-TC ngày 31/7/2018 của Bộ Y tế về việc triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản cơng theo Nghị định 51/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính Phủ, Viện thành lập Hội đồng xác định giá trị quyền sử dụng đất lần đầu tiên ghi nhận giá trị tài sản vơ hình của quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh về việc ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 và Quyết định số 09/2018/QĐ- UBND ngày 15/3/2018 của Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
+ Đối với việc tính khấu hao, hao mịn TSCĐ: Viện thành lập Hội đồng tính tỷ lệ hao mịn, khấu hao tài sản cố định. Năm 2018, việc tính khấu hao thực hiện theo thông tư số: 45/2018/TT-BTC. Khấu hao, hao mòn tài sản, một số tài sản mua của các dự án Xây dựng cơ bản chưa tính hồi tố hao mịn do có sự chênh lệch về thời gian sử dụng tài sản và thời gian dự án được duyệt quyết tốn. Ngồi ra, có những TSCĐ được hình thành từ nguồn NSNN được sử dụng cho cả hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD-DV, tuy nhiện hiện nay, Viện vẫn chưa thực hiện tính
khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí hoạt động dịch vụ theo quy định mà chỉ mới tính hao mịn TSCĐ.
- Tài khoản loại 3: phản ánh nợ phải trả cho nhà cung cấp hóa chất, dụng cụ xét nghiệm, nhận các loại ký quỹ của khách hàng, khách hàng trả tiền trước các dịch vụ xét nghiệm, kiểm nghiệm, các khoản phải nộp cho Nhà nước, tiền lương, tiền công phải trả cho cán bộ, công chức và người lao động của Viện, các khoản thu hộ, chi hộ và các khoản phải trả khác. Giống như các khoản phải thu, kế toán theo dõi chi tiết đối tượng và thực hiện đối chiếu công nợ đối với các khoản phải trả cho khách hàng. Hiện nay, tình hình Nợ phải thu và Nợ phải trả của Viện khá lớn so với tổng thu của đơn vị. (Bảng 3.2)
Bảng 3.2: Tình hình cơng nợ năm 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ phải thu 3.950.180.374 6.369.273.615 6.487.894.104 Nợ phải trả 2.273.588.803 2.033.705.822 2.683.846.790
(Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn)
- Tài khoản loại 4: phản ánh tình hình biến động của nguồn vốn kinh doanh, thặng dư/thâm hụt lỹ kế, các loại quỹ được trích lập theo quy chế chi tiêu nội bộ, nguồn cải cách tiền lương.
- Tài khoản loại 5: phản ánh các khoản thu từ NSNN cấp hoạt động thường xuyên và không thường xuyên, thu viện trợ, vốn vay của dự án HPET, doanh thu từ hoạt động thu phí KTNN về thực phẩm nhập khẩu được khấu trừ để lại, doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, doanh thu tài chính.
- Tài khoản loại 6: phản ánh chi phí tiền lương, tiền cơng, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp, chi phí ngun vật liệu, dịch vụ, chi phí hao mịn, khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí khác từ nguồn NSNN cấp, phí; chi phí tài chính; giá vốn hàng bán của các hoạt động SXKD-DV xét nghiệm YTDP, kiểm nghiệm ATTP, đào tạo ngắn hạn, ...; chi phí quản lý chung phát sinh ở các Phịng chức năng; khoa chuyên
môn không trực tiếp tham gia vào các hoạt động SXKD-DV.
- Tài khoản loại 7: phản ánh các khoản thu nhập từ các hoạt động như: bán hồ sơ thầu; nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
- Tài khoản loai 8: phản ánh chi phí từ các hoạt động bán hồ sơ thầu; nhượng bán, thanh lý TSCĐ, chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Tài khoản loại 9: Xác định kế quả kinh doanh hoạt động sự nghiệp, hoạt động SXKD-DV, hoạt động tài chính, hoạt động khác trong năm của Viện.
Tài khoản ngoài bảng:
- Tài khoản 006: phản ánh dự tốn vay nợ nước ngồi từ dự án HPET.
- Tài khoản 007: phản ánh biến động đồng Đô la Mỹ của Dự án HPET khi Ban quản lý Trung ương cấp trong năm.
- Tài khoản 008: Dự toán chi hoạt động thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù, kinh phí phịng chống dịch và hoạt động không thường xuyên NSNN cấp cho các hoạt động của chương trình mục tiêu Y tế dân số, mua sắm, sửa chữa TSCĐ. Dự toán kết dư của chi thường xuyên thường được chuyển qua năm sau tiếp tục sử dụng, còn đối với dự tốn chi khơng thường xuyên hết năm ngân sách sẽ bị hủy dự tốn nếu cịn kết dư.
- Tài khoản 014: phản ánh tình hình biến động của phí KTNN về thực phẩm nhập khẩu được khấu trừ, để lại. Theo quy định, Viện được giữ lại 80% để chi hoạt động thu phí.