Những khảo lược các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.3 Những khảo lược các nghiên cứu trước

Tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng là lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Trên thế giới, các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng có đầy đủ cả về những cơng trình nghiên cứu lý thuyết và mơ hình thực nghiệm, cung cấp hệ thống cơ sở lý luận chuẩn mực và tồn diện về quản trị rủi ro tín dụng và mơ hình đo lường rủi ro tín dụng, có thể kể đến một vài nghiên cứu nổi bật như:

- Josel Bessic (2015) trong Risk Management in Banking và Christian Frey

(1998) trong Dictionary of Banking đã đưa ra cái khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Josel Bessic (2015) trong Risk Management in Banking và Joetta Colquitt (2007) trong Credit Risk Management cũng đã đưa ra các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng.

- ANZ Consolidated Annual Report và Credit risk management workbook of Citibank đưa ra kinh nghiệm về việc áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại

ngân hàng ANZ và Citibank.

- Các vấn đề về cơ chế phối hợp kiểm sốt rủi ro tín dụng được nghiên cứu bởi Martin Brownbridge và Colin Kirkpatrick (2000) trong “Financial Regulation in Developing Countries” và Stéphanie Stolz (2002) trong "The Relationship between Bank Capital, Risk-Taking, and Capital Regulation: A Review of the Literature".

Trong nước, vấn đề về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, có thể khảo lược qua một số nghiên cứu tiêu biểu gần đây:

- Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012), Đại học Kinh tế Quốc Dân, với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam” làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của NHTM, nội dung quản lý rủi

ro tín dụng (về các vấn đề: nhận biết rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng). Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng như: Ngân hàng Citibank của Mỹ , Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, Ngân hàng ING bank của Hà Lan, Ngân hàng Nova Scotia – Canada và Ngân hàng KasiKom của Thái Lan. Từ cơ sở lý luận

và các bài học kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới, tác giả đi vào tìm hiểu và đánh giá rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng ở Vietinbank, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản trị RRTD và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị RRTD.

- Nguyễn Quang Hiện, Học viện Tài chính với luận án Tiến sĩ “Quản trị rủi ro

tín dụng tại NH TMCP Quân Đội” (2016), đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín

dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II, đưa ra các bài học kinh nghiệm trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại trên thế giới, từ đó làm rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

Các nghiên cứu nêu trên đã đưa ra những lí luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng, làm rõ vai trị và sự cần thiết của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng và thực tiễn áp dụng tại một số ngân hàng TMCP trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số “khoảng trống” trong nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng mà điển hình là quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mơ hình đo lường và kiểm sốt rủi ro tín dụng; đồng thời trình bày khảo lược về các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)