Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.3 Những hạn chế và nguyên nhân

4.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Những hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đã phân tích trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.

Thứ nhất, Vietbank cho đến thời điểm này cịn là ngân hàng có quy mơ nhỏ, hoạt động nhằm mục tiêu tăng trưởng, nên chưa chú trọng đến việc phát triển các cơng cụ lượng hố rủi ro tín dụng. Vietbank có sự hạn chế về quản lý danh mục tín

dụng, khi việc quản ký mới tập trung vào từng khoản tín dụng riêng lẻ, cịn cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng chưa được theo dõi do thiếu hệ thống tự động cập nhật và lượng hố thơng tin. Việc thiếu hệ thống đo lường kiến cho các chính sách, thủ tục và quyết định cấp tín dụng của ngân hàng cịn nhiều rủi ro, mang tính chung chung định tính. Đồng thời, việc thiếu hệ thống đo lường cũng gây khó khăn cho việc giám sát tính tuân thủ và cảnh báo nguy cơ của khoản vay, từ đó khiến cho hoạt động quản

trị rủi ro tín dụng giảm hiệu quả. Đặc biệt, nguy cơ rủi ro tín dụng do thiếu hệ thống đo lường càng tăng khi quy mô các khoản vay của ngân hàng đang gia tăng theo đà phát triển.

Thứ hai, chất lượng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trong tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều có sự phụ

thuộc rất lớn vào yếu tố con người, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng chịu tác động từ yếu tố nhân sự. Đầu tiên, chuyên môn của nhân viên là vấn đề đáng lưu ý. Đa số nhân sự trong bộ phận quản trị rủi ro từ các bộ phận khác chuyển sang, thiếu kiến thức chuyên ngành sâu về quản trị trị rủi ro tín dụng. Trong khi đó, lĩnh vực quản trị rủi ro hiện đại có nhiều thay đổi, tiến bộ với những ứng dụng của các thuật tốn, mơ hình thống kê mới. Trình độ chun mơn của các nhân viên thẩm định tín dụng cũng chưa đồng đều, nhiều nhân viên tuổi đời còn quá trẻ, tác động lớn đến khả năng nhận diện rủi ro khi tiếp xúc khách hàng. Song song với nhận thức của cán bộ ngân hàng về rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng cũng cịn những hạn chế nhất định, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề cần lưu ý.

Thứ ba, cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hiện tại còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị. Giai đoạn 2011-2018, hệ thống ngân hàng

lõi khá lỗi thời, Vietbank có thành lập ban dự án để nâng cấp/ thay đổi core-banking, đến năm 2019 mới triển khai thành cơng. Do đó, giai đoạn này, thơng tin khai thác ở cấp toàn hàng phục vụ cho quản lý, điều hành, kiểm soát rủi ro chủ yếu được báo cáo một cách thủ công, khối lượng và chất lượng xử lý chưa đảm bảo. Mặc khác, việc phân tích những thơng tin phục vụ quản trị trị rủi ro được xây dựng trên từng khách hàng, từng khoản vay chưa tự động hố nên cịn chậm trễ. Chính những hạn chế về công nghệ thông tin này ảnh hưởng đến việc xây dựng các mơ hình lượng hố rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Thứ tư, hệ thống văn bản định hướng quản trị rủi ro và hướng dẫn thực hiện công tác quản trị rủi ro chưa được sắp xếp và công bố đầy đủ đến tất cả nhân viên có liên quan đến hoạt động tín dụng (đặc biệt là nhân viên kinh doanh trực tiếp thực

có các quy định vận hành hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do các quy định được xây dựng tại các thời kỳ khác nhau, do nhiều bộ phận đầu mối xây dựng, phục vụ mục tiêu từng giai đoạn, được chỉ đạo bởi nhiều cấp lãnh đạo... dẫn đến có một số quy định chồng chéo, khó thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 69 - 71)