Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.3 Những hạn chế và nguyên nhân

4.3.2.2 Nguyên nhân khách quan

Những hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khơng chỉ xuất phát từ ngun nhân chủ quan từ phía ngân hàng mà cịn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, đó là những ảnh hưởng từ nền kinh tế khó khăn và sự bất ổn của hoạt động tài chính ngân hàng, những hạn chế từ phía hành lang pháp lý, cũng như những khó khăn từ việc hệ thống thông tin, dữ liệu khách hàng chưa đầy đủ, đồng bộ, minh bạch và tin cậy.

Về tình hình chung của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, giai đoạn 2011-2015 có nhiều biến động khó khăn, gây ảnh hưởng đến giai đoạn 2016- 2018. Liên tiếp những đại án ngân hàng được đưa ra xét xử làm ảnh hưởng lớn đến

hoạt động của ngành ngân hàng. Biến động kinh tế gây ra hàng loạt vụ phá sản, dẫn đến nợ xấu xuất hiện. Tăng trưởng tín dụng tồn ngành ngân hàng năm 2012 chỉ đạt 8,91%, bên cạnh đó, các TCTD cũng phải đối mặt với bài toán nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hướng bởi việc trích dự phịng nợ xấu. Cùng với các biện pháp quản lý nợ xấu trong quá trình cơ cấu lại các TCTD, tỷ lệ nợ xấu bình qn tồn hệ thống TCTD đã giảm dần từ 17,21% dư nợ (tháng 9/2012) xuống còn 2,52% trong năm 2016 và tiếp tục giảm xuống 2,34% trong năm 2017.

Thị trường lãi suất biến động, nhiều nhất là trong những năm 2012-2014: NHNN đã thực hiện 6 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, từ mức 14% xuống còn 8% trong năm 2012 và 2 lần điều chỉnh lãi suất xuống 7% trong năm 2013 và 2 lần điều chỉnh xuống còn 5,5% trong năm 2014. Những biến động của thị trường ngân hàng Việt Nam đã có tác động lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng Vietbank nói chung, cũng như tình hình nợ xấu của Vietbank nói riêng.

Một nguyên nhân khách quan khác tác động đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là hành lang pháp lý. Mặc dù đã có văn bản pháp luật tăng cường

hoạt động quản trị trị rủi ro của các NHTM, song những hướng dẫn, quy định cụ thể về vấn đề này luôn được ban hành đi sau thực tiễn thị trường trong nước cũng như có độ trễ khá lớn so với các thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như Hiệp ước Basel II ra đời từ năm 2003, nhưng những nguyên tắc quản trị trị rủi ro tín dụng của nó đến năm 2016 mới được quy định (Thơng tư số 41/2016 /TT-NHNN quy định về tỷ lệ an tồn vốn) và đến năm 2020 mới có hiệu lực thi hành. Về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC và Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nhưng rõ ràng những văn bản này đi sau thực trạng nợ xấu của các ngân hàng, do đó hoạt động quản trị trị rủi ro tín dụng cịn ngắn hạn, thiếu tính bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tính phịng ngừa chưa cao, chưa có khả năng lượng hóa cụ thể rủi ro.

Những khó khăn từ việc hệ thống thông tin, dữ liệu khách hàng chưa đầy đủ, đồng bộ, minh bạch và tin cậy cũng giảm hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Thơng tin tại trung tâm thơng tin tín dụng NHNN (CIC) chưa chi tiết, đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng. Các ngân hàng cũng chia sẻ thơng tin có chọn lọc do yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh. Điều này dẫn đến tính trạng thiếu minh bạch thơng tin, khách hàng có dấu hiệu vỡ nợ ở ngân hàng này vẫn qua ngân hàng khác cấp tín dụng thêm, nâng rủi ro lên cao hơn. Ngồi ra, chính khách hàng cũng cố tình che giấu thông tin, cung cấp thông tin sai lệch. Ngân hàng thẩm định đánh giá chủ quan, chưa có kênh thơng tin tập trung để đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp. Hệ quả là ngân hàng có những phán quyết cấp tín dụng thiếu chính xác, rủi ro cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, thơng qua các nội dung: Tìm hiểu về tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank, phân tích các số liệu về tín dụng và rủi ro tín

dụng dựa trên các báo cáo tài chính được kiểm tốn của ngân hàng, ghi nhận những kết quả đạt được của cơng tác rủi ro tín dụng tại Vietbank cũng như những điểm còn hạn chế, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 71 - 74)