Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5.2 Giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Việt Nam

5.2.1.3 Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng

Nếu chỉ áp dụng mơ hình định tính, thì rủi ro tín dụng khơng được đo lường một cách rõ ràng, khơng tính được sự ảnh hưởng của vốn và các biến vĩ mô, rủi ro khơng được dự báo chính xác. Nếu chỉ áp dụng mơ hình định lượng thì trong những hồn cảnh đặc biệt nếu khơng dựa vào yếu tố kinh nghiệm không xác định rõ được mức rủi ro. Do vậy, Vietbank cần phải có sự kết hợp cả mơ hình định tính và định lượng để hiệu quả quản trị rủi ro tín đạt mức cao.

Hiện tại, Vietbank đang sử dụng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ.

Về việc đo lường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Trước ngày 01/6/2014, Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng theo quy định tại Điều 6,7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNNVN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của NHNNVN (sửa đổi một số điều Quyết định 493). Từ ngày 01/6/2014, Ngân hàng sử

dụng các quy định tại Điều 5,6,7,8 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/214 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống của Vietbank chủ yếu mang tính định tính, cịn nhiều hạn chế nhưng phù hợp với hệ thống công nghệ thông tin và quy mô hiện tại của ngân hàng. Tuy nhiên, cần có tiến trình xây dựng hệ thống đo lường định lượng để lượng hố và cảnh báo rủi ro chính xác hơn.

Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng theo Basell II đang là định hướng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó, tác giả kiến nghi xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ theo Basel II, cụ thể là phương pháp IRB (Internal Ratings Based). Để thực hiện phương pháp này, ngân hàng cần hoàn thành cơ sở dữ liệu về khách hàng, từ các thơng tin tài chính, phi tài chính, lịch sử vay trả nợ, tổn thất... , từ đó xây dựng xây dựng, thử nghiệm và lựa chọn ra các mơ hình để tính tốn ba cấu phần PD (Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng), LGD (Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ) và EAD (Số dư nợ vay của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ). Với mơ hình này, ngân hàng sẽ đo lường rủi ro tín dụng EL - tổn thất dự kiến và UL - tổn thất ngoài dự kiến cho từng khách hàng cụ thể và cho cả danh mục đầu tư từ đó sẽ định giá được khoản vay, quản trị danh mục đầu tư và tính được vốn tự có tối thiểu.

- Với khách hàng cụ thể: ELi = PD x LGD x EAD

UL = độ lệch tiêu chuẩn của EL = ∅j = LGD x EAD x √PD(1 − PD) - Với danh mục đầu tư:

Như vậy nhờ PD, LGD và trung bình đã dự đốn, chính là UL, có khả năng gây ảnh hưởng đột biến tới hoạt động của ngân hàng vì nó chưa được bù đắp bằng nguồn cụ thể nào. Nếu tổn thất ngoài dự kiến xảy ra trên diện rộng của danh mục đầu tư, việc đo lường rủi ro tín dụng đã được lượng hóa thành hai thước đo rất cụ thể là EL và UL. khi các thước đo rủi ro tín dụng là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng đã có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm "rủi ro cao, lợi nhuận cao, rủi ro thấp, lợi nhuận thấp", đây chính là việc định giá được khoản vay. Khi EL - tổn thất dự kiến - đã được bù đắp bằng nguồn dự phịng rủi ro, thì UL - tổn thất ngồi dự kiến - nguồn rủi ro tín dụng thực sự, được dự phòng và bù đắp bằng nguồn nào ngồi một phần lãi vay đã tính cho khách hàng, đó chính là mức vốn tự có tối thiểu mà ngân hàng phải duy trì so với tổng tài sản có rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín (Trang 78 - 80)