Nhận dạng sự kiện tiềm tàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại công ty cổ phần an gia tiến (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 2 : CƠ CỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.4. Các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004

2.4.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng

Sự kiện tiềm tàng: là biến cố bắt nguồn từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Một sự kiện có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đơn vị và có thể cả hai.

Các yếu tố ảnh hưởng: có nhiều yếu tố có thể dẫn đến các sự kiện tác động đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Các yếu tố này có thể xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị.

Các yếu tố từ bên ngồi bao gồm: Mơi trường kinh tế; mơi trường tự nhiên; các yếu tố chính sách chính trị; các yếu tố xã hội; khoa học kỹ thuật hiện đại.

Các yếu tố từ bên trong: cơ sở vật chất; nhân sự; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Việc xác định được các yếu tố từ bên trong và bên ngồi tác động đến đơn vị có tác đụng quan trọng đến việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng. Một khi các yếu tố ảnh hưởng đã được nhận dạng, nhà quản lý có thể xem xét tầm quan trọng của chúng và tập trung vào sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Ngoài việc nhận diện các sự kiện tiềm tàng ở mức độ toàn đơn vị, sự kiện tiềm tang cũng có thể được nhận điện ở mức độ chi tiết cho các hoạt động. Điều này giúp cho việc đánh giá các rủi ro theo các hoạt động hoặc các chức năng chính.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự kiện: các sự kiện liên quan đến đơn vị thường khơng xuất hiện độc lập mà có sự tương tác lẫn nhau. Một sự kiện xuất hiện có thể tạo ra, tác động đến một sự kiện khác và các sự kiện xuất hiện đồng thời. Trong việc nhận dạng các sự kiện, đơn vị phải biết được sự kiên quan giữa các sự kiện là như thế nào. Bằng cách đánh giá sự liên quan giữa các sự kiện, đơn vị có thể biết được nơi nào cần tập trung cần thiết để Quản trị rủi ro.

Phân biệt cơ hội và rủi ro: sự kiện tiềm tàng nếu xuất hiện sẽ tác động tiêu cực hoặc tích cực đến đơn vị hoặc tác động cả hai. Nếu sự kiện có tác động tiêu cực, đe doạ nguy cơ đạt được mục tiêu của đơn vị, thì địi hỏi đơn vị phải đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro. Nếu sự kiện có tác động tích cực đến đơn vị, làm thuận lợi việc

thực hiện mục tiêu của đơn vị hoặc tạo giá trị cho đơn vị, thì phải được xem xét trở lại đối với các chiến lược đã được xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại công ty cổ phần an gia tiến (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)