Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

1.2.3 .Mục đích, u cầu của cơng tác quản lý thu thuế HKDCT

1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể

Công tác quản lý thu thuế đƣợc thể hiện qua nhiều nội dung nên việc đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác quản lý thu thuế đƣợc thể hiện qua một số chỉ tiêu chính sau đây:

1.2.6.1. Chỉ tiêu kết quả thực hiện dự toán thu thuế

Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thực hiện dự toán thu NSNN. Số thuế thu đƣợc hàng năm từ ngƣời nộp thuế chính là chỉ tiêu căn bản, quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế tại địa bàn. Thông thƣờng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế theo chỉ tiêu này, thƣờng so sánh theo số tuyệt đối và số tƣơng đối. Nếu kết quả thực hiện dự toán thu thuế thực tế vƣợt hoặc

Rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ và hƣớng dẫn thủ tục khai thuế

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khai thuế

Nhập và hạch tốn số thuế phải nộp

Thơng báo và đơn đốc thu nộp

Hạch toán và cập nhật tổng hợp báo cáo số thu

bằng kế hoạch dự tốn đặt ra chứng tỏ cơng tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể đạt hiệu quả và ngƣợc lại. Có thể so sánh giữa các quý, các năm trong cùng một đơn vị thu thuế.

1.2.6.2. Chỉ tiêu kết quả quản lý đối tượng nộp thuế

Chỉ tiêu tỷ lệ % số hộ đã quản lý so với số hộ kinh doanh trên địa bàn. Bởi hiện nay có hiện tƣợng các phƣờng, xã không muốn báo cáo đầy đủ cho cơ quan thuế về số hộ kinh doanh để giữ lại thu cho phƣờng, xã dƣới dạng phí. Chỉ tiêu này phản ánh việc thực hiện quản lý thuế của cơ quan thuế một cách đầy đủ, đúng quy định của luật thuế, luật quản lý thuế.

Chỉ tiêu kết quả quản lý đối tƣợng nộp thuế = Số lƣợng hộ kinh doanh đã quản lý/ Hộ kinh doanh trên địa bàn

Chỉ tiêu này càng gần đến 1 càng chứng tỏ công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao, và ngƣợc lại.

1.2.6.3. Chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu tính thuế/ doanh thu thực tế kinh doanh

Chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu tính thuế/ doanh thu thực tế kinh doanh( Theo số liệu khảo sát, điều tra) là chỉ tiêu phản ánh doanh thu thực tế kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế của NNT trong kì tính thuế.

Tỷ lệ doanh thu tính thuế/ doanh thu thực tế kinh doanh = Tổng doanh thu tính thuế của các hộ KDCT/ Tổng doanh thu thực tế kinh doanh của các hộ KDCT

Chỉ tiêu này càng gần đến 1 chứng tỏ hiệu quả công tác quản lý thu thuế cao, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này càng xa 1 và càng nhỏ, chứng tỏ công tác quản lý chƣa tốt. kém hiệu quả.

1.2.6.4. Chỉ tiêu nợ đọng/ thuế phải nộp trong kỳ

Chỉ tiêu nợ đọng/thuế phải nộp trong kỳ = Số nợ đọng cuối kỳ *100/ Số thuế phải nộp trong kỳ

Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh tình hình việc thu, nộp thuế trong kỳ. Mục tiêu là xử lý các trƣờng hợp NNT trì hỗn, dây dƣa trong việc thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế… nhằm đôn đốc kịp thời các khoản thu vào NSNN.

Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ hiệu quả công tác quản lý thu thuế cao, làm tốt khâu thu thuế; ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ công tác quản lý thu thuế kém hiệu quả, để xảy ra tình trạng nợ thuế nhiều.

1.2.6.5. Chỉ tiêu Tổng số cuộc kiểm tra, thanh tra đã thực hiện

Phản ánh tình hình kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trên địa bàn.

1.2.6.6. Tỷ lệ hộ kinh doanh được kiểm tra thanh tra/Tổng hộ kinh doanh

Tỷ lệ hộ kinh doanh đƣợc kiểm tra, thanh tra/ Tổng hộ kinh doanh = Số hộ kinh doanh đƣợc kiểm tra thanh tra/ Tổng hộ kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiến hành thanh tra kiểm tra các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Nếu chỉ tiêu này càng gần đến 1 chứng tỏ công tác thanh kiểm tra đƣợc tiến hành nghiêm túc, công tác quản lý thu thuế đạt hiểu quả cao. Ngƣợc lại thì cơng tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả thấp.

1.2.6.7. Số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra/ Tổng số thuế ghi thu

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ thu các khoản nợ thuế trện địa bàn. Nếu chỉ tiêu này gần đến 1 chứng tỏ hiệu quả công tác quản lý rhu thuế cao, và ngƣợc lại.

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể

1.2.7.1. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách

Hệ thống chính sách thuế nƣớc ta hiện nay gồm 3 mục tiêu cơ bản: mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị, mục tiêu xã hội.

Có thể nói bất kì một chính sách nào khi đƣợc ban hành và muốn thực hiện thành cơng thì trƣớc hết các đối tƣợng điều chỉnh của chính sách đó cần phải hiểu đƣợc chính sách đó. Đối với các chính sách thuế, để các ĐTNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra đƣợc số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ, do đó mỗi luật thuế cần phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thơng, phù hợp với trình độ chung của ngƣời nộp thuế cũng nhƣ ngƣời quản lý thu thuế.

Mức thuế suất cần đƣợc xây dựng một cách khoa học toàn diện vừa đảm bảo để huy động đƣợc nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc đồng thới qua đó tạo động lực khuyến khích thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng và phát triển sản xuất từ đó tăng tính hiệu quả của cơng tác quản lý thu thuế.

Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhƣng tổ chức và cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, khơng khoa học, khơng phù hợp thì sẽ khơng đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý thuế là cơng tác kinh tế - chính trị- xã hội tại địa bàn. Do vậy cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan thu thuế. UBND các cấp, hội đồng tƣ vấn thuế và cán bộ ủy nhiệm thu thuế ở cấp địa phƣơng.

1.2.7.2. Nhân tố thuộc về cơ quan thuế

Để quản lý thuế, cơ quan thuế phải có đầy đủ số lƣợng, cán bộ có trình độ chun mơn cao, có kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế có ý nghĩa quyết định đến kết quả cơng tác quản lý thuế chính họ là những ngƣời trực tiếp làm nhiệm vụ thu thuế. Chính vì vậy mà cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thuế cần phải đƣợc quan tâm.

Bên cạnh đó các nhân tố nhƣ phƣơng tiện làm việc, chế độ lƣơng bổng, chế độ khen thƣởng, kỷ luật cũng hết sức quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của công tác thu thuế.

1.2.7.3. Nhân tố thuộc về bản thân hộ kinh doanh cá thể

Quy mô, mức độ tập trung sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể. Trong điều kiện nên kinh tế phát triển ổn định các cơ sở sẽ mạnh dạn đầu tƣ phát triển, mở rộng từ đó tạo ra nguồn thu ngân sách góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thuế.

Quy mô sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh nhỏ, mang tính chất của hộ gia đình, khơng tập trung mà rải rác, nhỏ lẻ vậy địi hỏi cơng tác quản lý thu thuế phải tổ chức hợp lý và phƣơng pháp quản lý hiệu quả, đầu tƣ về nguồn lực.

Sự tự nguyện, ý thức tự giác chấp hành các luật thuế của ĐTNT là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến công tác thu thuế.

Hộ kinh doanh phát triển nhanh mang tính chất tự phát, phần lớn dựa vào kinh nghiệm cá nhân theo phƣơng thức “cha truyền con nối” hoặc tự học, tự tích lũy kinh nghiệm nên cịn hạn chế về hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật, quy định về chính sách thuế nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)