CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng cải cách công tác quản lý thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
hội nhập quốc tế
4.1.1. Một số thay đổi của nhà nước đối với công tác Quản lý thuế
- Đơn giản hoá các mẫu Tờ khai nộp thuế GTGT, TNDN,... giảm các chỉ tiêu kê khai không cần thiết trong tờ khai nộp thuế.
- Xây dựng và thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm để doanh nghiệp tự động lập tờ khai thuế từ phần mềm kế toán thay cho việc lập chứng từ bằng phƣơng pháp thủ công; Từ ngày 01/01/2015 bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT gửi cơ quan thuế.
- Bỏ quy định phải hạch tốn tăng doanh thu tính thuế và bỏ quy định về việc xuất hoá đơn trong trƣờng hợp tiêu dùng nội bộ của doanh nghiệp.
- Đơn giản các mẫu chứng từ nộp tiền của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nƣớc, ngƣời nộp thuế chỉ cần ghi thông tin về tiền thuế phải nộp của mình, cơ quan thu (KBNN, thuế) phải tự xác định và hạch toán vào mục lục ngân sách tƣơng ứng.
- Thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý thuế thông qua việc đẩy mạnh kê khai thuế điện tử qua mạng Internet thay cho việc doanh nghiệp hàng tháng, quý phải cử ngƣời đến cơ quan thuế nộp tờ khai thuế theo phƣơng pháp thủ công, đến 25/3/2015 đã có trên 97,5% số doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện khai thuế điện tử qua mạng (chỉ tiêu này đầu năm 2014 là 65%).
Năm 2016 phấn đấu đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính thuế đối với 03 nhóm chỉ tiêu mới là: Kiểm tra trƣớc hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế
4.1.2. Công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể trong cải cách Thuế
Mục tiêu của cải cách hệ thống thuế, cụ thể cải cách công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể là nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác quản hộ kinh doanh theo hƣớng: thể chế và các quy trình quản lý hộ kinh doanh đƣợc hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hộ kinh doanh cá thể đƣợc tăng cƣờng, đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả; ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể đảm chính xác thơng tin, doanh thu, mức thuế của hộ.
Khi triển khai cải cách hệ thống thuế thì cơng tác quản lý kinh doanh hộ cá thể phải triển khai các nội dung sau:
(i) Tăng cƣờng đôn đốc thu nộp thuế trên cơ sở lập bộ hộ khoán đầu năm, phân loại thu thuế phát sinh với thu nợ thuế, thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên đối với các hộ sử dựng hoá đơn quyển cụ thể phải xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế đầy đủ, tập trung tồn quốc từ các thơng tin bên trong và ngoài ngành Thuế với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin; xây dựng phƣơng pháp đánh giá phân loại các khoản nợ trên cơ sở thông tin và sử dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro; xây dựng phƣơng pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hƣởng của sự thay đổi các nhân tố bên ngoài (kinh tế hay lập pháp) tới số thuế nợ của NNT.
(ii) Bổ sung, sửa đổi thống nhất các quy định trong công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể, trong đó: thống nhất quy trình quản lý hộ cá thể trên cả nƣớc, cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế; triển khai nghiên cứu và ban hành sổ tay nghiệp vụ hƣớng dẫn công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể trên toàn quốc tái thiết kế quy trình nghiệp vụ quản lý hộ kinh doanh cá thể theo hƣớng hiện đại hố, tự động hố và tích hợp cao.
(iii) Sắp xếp, tổ chức bộ máy hợp lý, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng của hệ thống quản lý hộ kinh doanh cá thể.
- Bố trí cơng chức quản lý theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, thƣờng xuyên có số nợ đọng phát sinh kết hợp với
tập trung quản lý nợ thuế đối với các hộ kinh doanh sử dụng hoá đơn quyển với doanh thu lớn, đảm bảo mục tiêu huy động nguồn thu cho NSNN.
- Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cán bộ làm công tác quản lý hộ kinh doanh. - Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý hộ kinh doanh thông qua việc ban hành và triển khai áp dụng Bản mô tả công việc đối với lĩnh vực quản lý hộ kinh doanh cá thể trong toàn ngành.
(iv) Xây dựng cơ chế chính sách pháp lý đồng bộ