Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể của chi cục thuế huyện

3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý thu thuế thì chi cục thuế huyện Ứng Hịa gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong cơng tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể của mình. Cụ thể:

- Cơng tác quản lý đối tƣợng kê khai thuế.

Xuất phát từ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý kê khai hộ kinh doanh, đã tạo ra một sự chênh lệch khá lớn về số lƣợng hộ kinh doanh thực tể và hộ kinh doanh đƣợc quản lý, theo dõi trên sổ sách.

+ Công tác quản lý đối với hộ tạm nghỉ kinh doanh: công tác kiểm tra hộ tạm nghỉ kinh doanh cịn chƣa đƣợc chú trọng, cịn có sự thong đồng giữa cán bộ thuế và NNT trong việc tạm ngừng nghỉ kinh doanh.

+ Công tác quản lý đối với hộ mới ra kinh doanh: Còn tồn tại tình trạng chƣa kịp thời đƣa vào quản lý thuế đối với các hộ mới ra kinh doanh, đặc biệt đối với các hộ kinh doanh ngoài giờ hành chính. Cịn tồn tại tình trạng sót hộ đối với các hộ kinh doanh từ lâu.

+ Công tác quản lý đối với hộ núp bong doanh nghiệp:Công tác phối hợp giữa đội thuế cá thể và đội kiểm tra thuế chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng và chƣa đạt hiệu quả dẫn tới thất thu về thuế đối với các hộ này.

+ Công tác quản lý đối với các hộ làng nghề: việc phân định đối tƣợng để đƣa vào quản lý thuế tƣơng đối khó khăn do các cá nhân, hộ gia đình nhận nguyên vật liệu về thực hiện gia công rồi trả sản phẩm cho chủ thầu và nhận tiền thù lao thì chỉ là các cá nhân làm cơng ăn lƣơng.

Cạnh đó có những hộ kinh doanh hàng tháng không nộp tờ kê khai thuế. Cũng có trƣờng hợp hộ kinh doanh xin nghỉ hoạt động, đƣợc miễn thuế nhƣng thực tế vẫn kinh doanh bình thƣờng.

Đối tƣợng nộp thuế kê khai không trung thực, hiện tƣợng phổ biến là: kê khai không đúng doanh thu thực tế, khai thấp giá bán và số lƣợng hàng bán, để ngoài sổ sách kế toán những khoản thu đáng kể phải đánh thuế, ghi sai thuế suất - những mặt hàng, hoạt động phải chịu thuế suất cao khai sang loại chịu thuế suất thấp… để đƣợc nộp thuế thấp hơn số thuế phải nộp theo đúng luật.

Chậm hoặc kéo dài thời gian nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế nhằm chiếm dụng tiền thuế vào hoạt động kinh doanh của đơn vị, tiền thuế không đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nƣớc.

Ngoài ra việc theo dõi cấp mã số thuế và số lƣợng NNT thực tế quản lý thu thuế có sự chênh lệch lớn, gây khó khăn trong cơng tác quản lý, chƣa thực hiện rà sốt để đóng mã số thuế đối với các hộ đã nghỉ kinh doanh từ lâu. Quản lý ngành nghề kinh doanh không đúng với ngành nghề kinh doanh thực tế.

- Công tác quản lý doanh thu và mức thuế

Tồn tại tình trạng hiệp thƣơng mức thuế giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh, sau đó quy ngƣợc ra doanh thu khốn. Do đó, việc ấn định doanh thu, mức thuế của cơ quan thuế gần nhƣ không thực hiện đƣợc.

Chƣa đƣa hết các hộ có thực tế kinh doanh vào diện quản lý thu thuế chƣa thu thuế đầy đủ về số lƣợng cũng nhƣ giá cả hàng hoá tiêu thụ, áp dụng sai thuế suất quy định cho từng ngành nghề, mặt hàng và thƣờng là áp dụng với thuế suất thấp hơn.

Cán bộ thuế thoả hiệp với đối tƣợng nộp thuế để giảm bớt số thuế phải nộp, nhất là trong trƣờng hợp xác định doanh thu, mức thuế khoán xem xét miễn giảm thuế.

Chƣa kiểm tra, thanh tra phát hiện sai sót trong kê khai nộp thuế và ghi chép sổ sách kế toán.

Tình trạng thất thu thuế đã làm giảm số thu vào Ngân sách Nhà nƣớc, không thực hiện đƣợc yêu cầu cơng bằng bình đẳng giữa các hộ kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hơn thế nó làm nhờn việc thực thi pháp luật của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)