Thực trạng công tác quản lý kê khai hộ thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế

3.2.1. Thực trạng công tác quản lý kê khai hộ thu thuế

Huyện Ứng Hịa là một huyện thuần nơng thuộc ngoại thành thành phố Hà Nội, bao gồm 28 xã và 1 thị trấn, Hộ kinh doanh chủ yếu nằm ở thị trấn và 1 số các làng nghề nhƣ làng nghề tăm tre xã Quảng Phú Cầu, làng nghề may trạch xá xã Hòa Lâm, làng nghề giày dép xã Minh Đức, tuy nhiên việc quản lý hộ chƣa tƣơng xứng với quy mô làng nghề. Cơ cấu ngành nghề phức tạp, đối tƣợng áp dụng các sắc thuế cũng đa dạng. Cùng với đó là các chính sách thay đổi về thuế cũng dẫn tới sự biến động về quản lý hộ

3.2.1.1. Công tác quản lý hộ kinh doanh

Trên địa bàn huyện Ứng Hịa, cơng tác quản lý hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế do Đội thuế Liên xã 2 quản lý trực tiếp. Đội thuế Liên xã có trách nhiệm phối hợp với chính quyền huyện Ứng Hòa và Hội đồng tƣ vấn thuế các khối phƣờng, xã rà soát địa bàn quản lý, kịp thời nắm bắt tình hình kinh doanh để thống kê và đƣa vào quản lý thu thuế. Việc rà sốt, nắm bắt tình hình kinh doanh chủ yếu do cán bộ ủy nhiệm thu của huyện trực tiếp thực hiện và báo cáo cho Đội thuế. Trên cơ sở báo cáo của cán bộ ủy nhiệm thu, cán bộ Đội thuế Liên xã phối hợp với Hội đồng tƣ vấn thuế tiến hành làm việc trực tiếp với chủ hộ kinh doanh để lập thủ tục quản lý thu thuế. Sau khi hƣớng dẫn chủ hộ lập thủ tục kê khai, Đội thuế Liên xã lập bảng kê và chuyển hồ sơ số hộ kinh doanh phát sinh về Đội KK-KTT để kiểm tra và nhập thông tin của hộ kinh doanh và CSDL của Chi cục thuế.

Hiện nay Chi cục thuế huyện Ứng Hịa quản lý thơng tin về ĐTNT với các nội dung chính nhƣ sau:

+ Tên doanh nghiệp hoặc tên Hộ kinh doanh. + Loại hình doanh nghiệp

+ Địa chỉ, số điện thoại

+ Thời điểm bắt đầu kinh doanh

+ Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kinh doan + Mã số thuế

+ Số tài khoản

+ Tình trạng ngƣng, nghỉ kinh doanh + Tình hình biến động doanh thu

+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm

+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nƣớc hàng năm + Báo cáo quyết toán thuế hàng năm

Tồn bộ thơng tin của ĐTNT đƣợc cập nhật vào CSDL tại chi cục để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế.

Sau khi nghiên cứu báo cáo thống kê của Chi cục thuế huyện Ứng Hòa trong thời gian từ năm 2011-2015, cũng nhƣ kết hợp với việc điều tra số liệu của chi cục thống kê Ứng Hịa thì nhân thấy tình hình số lƣợng hộ kinh doanh của huyện Ứng Hòa giữa số liệu quản lý và số liệu điều tra có sự chênh lệch khá lớn, biểu hiện trên bảng 3.1 nhƣ sau:

Bảng 3.1. Danh bạ hộ kinh doanh cá thể

Đơn vị tính: hộ Năm Tổng hộ theo điều tra thống kê Số hộ theo dõi và cấp mã Chênh lệch số hộ giữa điều tra thống kê và

theo dõi cấp mã Số hộ thu thuế môn bài Số hộ thu thuế GTGT, TTĐB và TNCN 2011 4571 676 3895 2644 1068 2012 4096 894 3202 2731 1028 2013 3757 922 2835 2842 1024 2014 3611 949 2622 2742 998 2015 3406 2704 702 2594 537

( Nguồn: Chi cục thống kê và Chi cục Thuế Ứng Hòa)

Qua bảng 3.1. cho thấy:

Số hộ theo dõi cấp mã thực tế tại Chi cục Thuế Ứng Hịa ít hơn rất nhiều so với tổng số hộ theo điều tra thống kê của Chi cục Thống kê huyện Ứng Hòa. Số hộ

theo Chi cục Thống kê bao gồm cả các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn huyện. Từ năm 2011 đến năm 2015 số hộ theo dõi và cấp mã đã đƣợc chú trọng, đặc biệt năm 2015 thực hiện theo thông tƣ 92/2015/TT-BTC, Chi cục Thuế đã có những bƣớc thực hiện tích cực việc quản lý hộ theo mã số thuế, yêu cầu cấp mã toàn bộ đối với những hộ thực hiện thu thuế môn bài để đƣa vào quản lý trên ứng dụng ngành thế. Cụ thể :

- Năm 2011 số hộ theo dõi và đƣợc cấp mã là 676 hộ, trong khi theo điều tra của Chi cục Thống kê thì số hộ kinh doanh của huyện là 4571 hộ, chênh lệch thực tê là 3895 hộ.

- Tƣơng tự năm 2012 số hộ theo dõi và đƣợc cấp mã là 894, còn theo điều tra của Chi cục Thống kê là 4096 hộ, chênh lệch thực tế là 3202 hộ. Số hộ theo dõi và cấp mã tăng hơn so với năm 2011 là 218 hộ, tƣơng ứng tăng 32,2%. Số hộ điều tra giảm so với năm 2011 là 475 hộ, tƣơng ứng giảm 10,4%.

- Năm 2013 số hộ theo dõi và đƣợc cấp mã là 922, còn theo điều tra của Chi cục Thống kê là 3757 hộ. Điều đó có nghĩa là số hộ kinh doanh thực tế năm 2013 đã giảm so với năm 2012 là 339 hộ, tƣơng ứng giảm 8,3% tuy nhiên vẫn chênh lệch với số theo dõi của chi cục thuế Ứng Hòa là là 2.835 hộ. Số hộ theo dõi tăng so với năm 2012 là 28 hộ tƣơng ứng tăng 31,3%.

- Năm 2014 số hộ theo dõi và đƣợc cấp mã là 949, còn theo điều tra của Chi cục Thống kê là 3611 hộ. Số hộ theo dõi tăng so với năm 2013 là 27 hộ tƣơng ứng tăng 3%. Số hộ kinh doanh thực tế năm 2014 tiếp tục sụt giảm so với 2013 là 146 hộ, tƣơng ứng giảm 3,9%, còn chênh lệch thực tế với số theo dõi của chi cục Thuế là 2622 hộ.

Có thể nhận thấy hoạt động theo dõi và cấp mã hộ kinh doanh cá thể của chi cục thuế Huyện Ứng Hòa trong các năm 2011 đến 2014 là còn lỏng lẻo và chƣa sát với tình hình thực tế. Có sự chênh lệch lớn đối với thực tế số liệu các hộ kinh doanh cá thể tại huyện Ứng Hòa.

- Năm 2015 số hộ theo dõi và đƣợc cấp mã là 2704, còn theo điều tra của Chi cục Thống kê là 3406 hộ. Năm 2015 số hộ theo dõi tăng đột biến và đã thể hiện đúng đƣợc thực trạng số lƣợng hộ kinh doanh trong huyện, đây đƣợc coi là một bƣớc tiến bộ

trong công tác quản lý thu thuế của chi cục huyện Ứng Hòa. Tăng so với năm 2014 là 1755 hộ, và xét về tỷ lệ thì tăng 185% so với cùng kỳ. Tuy nhiên nếu xét về thực tế theo điều tra của chi cục thống kê thì số lƣơng hộ kinh doanh năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 là 205 hộ, tƣơng ứng giảm 5,7%. Nếu so sánh có thể thấy số hộ theo dõi năm 2015 vẫn còn chƣa đƣợc đầy đủ, chỉ là 2704 hộ, chênh lệch với thực tế là 702 hộ.

Nhìn vào bảng 3.1 có thể thấy số hộ thu thuế mơn bài quan các năm khơng có sự thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên số hộ thu thuế GTGT, TTĐB và TNCN qua các năm lại giảm dần. Đó có thể là do Nhà nƣớc đã áp dụng các quy định, Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tƣ số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính và thơng tƣ 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 thì năm 2011 là 1068 hộ thì đến năm 2015 chỉ cịn quản lý thu thuế có 537 hộ.

Năm 2011 số hộ thu thuế môn bài là 2644 hộ, năm 2012 tăng lên thành 2731 hộ, nhiều hơn so với năm 2011 là 87 hộ. Trong khi đó số hộ nộp thuế GTGT, TTĐB và TNCN lại giảm từ 1068 hộ xuống còn 1028 hộ. Năm 2013 số hộ thu thuế môn bài tiếp tục tăng lên thành 2842, tăng so với 2012 là 111 hộ. Đến năm 2014 số hộ thu thuế GTGT, TTĐB và TNCN còn 1024 hộ, Năm 2014 sụt giảm còn 998 hộ, và đến năm 2015 chỉ cịn có 537 hộ.

3.2.1.2. Quản lý đăng ký thuế

Quản lý hộ kinh doanh đăng ký, kê khai thuế thực chất là việc quản lý bằng mã số thuế. Theo quy định của luật thì mỗi đối tƣợng nộp thuế đƣợc cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt hoạt động.

Chi cục thuế huyện Ứng Hòa thực hiện việc đăng ký mã số thuế đối với NNT theo quy trình đăng ký thuế. NNT nộp hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa Chi cục thuế. Đội Nghiệp vụ - Dự toán- Kê khai kế toán thuế và tin học nhập tờ khai đăng kí thuế vào Chƣơng trình đăng ký và cấp mã số thuế. Tồn bộ thơng tin đƣợc truyền lên Cục thuế Hà Nội, sau đó truyền lên Tổng cục thuế. Khi Tổng cục thuế trả về, Cục thuế trả lại cho Chi cục thuế để Chi cục in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho ngƣời nộp thuế.

Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ NNT đƣợc chuyển vào danh bạ các chƣơng trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai nộp thuế của từng NNT. Tại Tổng cục thuế thơng tin đăng ký thuế của tất cả NNT tồn quốc đƣợc lƣu trữ, đối với trƣờng hợp ngừng nghỉ kinh doanh đều đƣợc cập nhật kịp thời trạng thái ngừng nghỉ vào ứng dụng của ngành thuế.

Công tác thu thuế theo quy định là thu theo quý, số thuế sẽ đƣợc tổng hợp liên tục vào ngày cuối cùng của tháng trong tháng cuối cùng của quý. Tuy nhiên qua điều tra các hộ kinh doanh trên địa bàn cho thấy có đến 80% hộ kinh doanh nộp thuế theo tháng và cán bộ thuế đến thu thuế tại các hộ kinh doanh. Nhƣ vậy, qua điều tra cho thấy nộp thuế theo q là chƣa hồn thiện, NNT chƣa có tính chủ động trong việc nộp thuế.

Có thể nhận thấy tình hình quản lý kê khai hộ kinh doanh cá thể của huyện Ứng Hòa từ năm 2011 – 2015 nhìn chung là rất kém và thể hiện sự lỏng lẻo, bỏ sót rất nhiều.

Việc bỏ sót hộ này chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

Hàng năm, khi xây dựng dự toán thu, Chi cục thƣờng lập dự toán nhỏ hơn nguồn thu nên đã để lại một số hộ dự phòng. Những hộ này thƣờng đƣợc giấu trong bộ phụ. Nó nhƣ một kênh điều tiết cho tiến độ hoàn thành kế hoạch. Nếu kế hoạch thu thực hiện yếu, thì những hộ này sẽ đƣợc thu ráo riết nhƣ một nguồn bổ sung để hoàn thành kế hoạch. Nếu kế hoạch thu thực hiện tốt thì số thuế của những hộ này có thể đƣợc ghim lại ở ngƣời nộp thuế dƣới dạng nợ thuế (thƣờng thì khơng xử phạt). Bộ phụ dùng để theo dõi các hộ mới ra kinh doanh, hoạt động kinh doanh chƣa ổn định, hoặc những hộ kinh doanh thời vụ nhƣ kinh doanh dịp tết, trung thu… Về nguyên tắc, những hộ đã ra kinh doanh ổn định đƣợc 3 tháng thì phải đƣa vào bộ chính khơng đƣợc theo dõi trên bộ phụ nữa. Những hộ kinh doanh bán thời gian thƣờng xuyên nhƣ ăn sáng, ăn khuya, cơm trƣa... đều phải theo dõi trên bộ chính. Do việc theo dõi kiểm sốt bộ phụ có nhiều lỏng lẻo nên số hộ trên bộ phụ chậm đƣợc đƣa vào bộ chính.

Cạnh đó có những hộ kinh doanh nhỏ có thu nhập thấp, theo nguyên tắc chỉ nộp thuế môn bài và thông qua việc xem xét của hội đồng tƣ vấn đƣợc cấp giấy miễn thuế có thời hạn, song một phần những hộ này không đƣợc làm thủ tục miễn thuế

theo quy định mà đƣợc bàn giao về cho phƣờng để thu thuế không xuất biên lai. Một số cán bộ quản lý địa bàn cũng ăn theo tách ra một số hộ coi nhƣ thuộc diện phƣờng quản lý nhƣng tự thu bỏ túi hoặc để lập quỹ trái phép. Một số cán bộ ủy nhiệm thu phƣờng, xã cũng lạm dụng bỏ ngoài Ngân sách phƣờng dùng cho cá nhân. Chi cục Thuế hồn tồn khơng nắm đƣợc nguồn thu này, hoặc có biết nhƣng coi đây là khoản hữu hảo cho việc xây dựng Ngân sách phƣờng và cũng là điều kiện vật chất để chính quyền phƣờng hỗ trợ cho cơng tác thu thuế trên địa bàn.

Ngoài ra số lƣợng hộ kinh doanh rất lớn, quy mô kinh doanh đa số là nhỏ và trải rộng trên khắp địa bàn huyện, trình độ văn hố, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh còn yếu so với khu vực kinh tế Nhà nƣớc và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi nên đã có một số lƣợng lớn các hộ ra kinh doanh nhƣng không hề đăng ký thuế cũng nhƣ kê khai thuế.

Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh không chỉ gây thất thu cho Ngân sách Nhà nƣớc mà cịn gây khó khăn trong việc quản lý mã số thuế của Nhà nƣớc, tạo sự phiền hà, tuỳ tiện trong hành xử của cán bộ thuế và các đối tƣợng nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)