Phương hướng, nhiệm vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77 - 78)

2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

3.1.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

triển Nông thôn Việt Nam

Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam khơng ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa.

Trong 5 năm đến (giai đoạn 2011-2015) và định hướng đến năm 2020, NHNo&PTNT Việt Nam phấn đấu đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: Nguồn vốn huy động tăng bình qn hàng năm từ 22%-25%; Đồng thời, tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt tỷ trọng 70% trên tổng dư nợ; nợ xấu (các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) dưới 5%; tăng bình quân hàng năm về tỷ lệ thu ngồi tín dụng 20%, về lợi nhuận 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo đúng chuẩn quốc tế Basel III [3, tr.3]

Để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu nêu trên, NHNo&PTNT Việt Nam xác định các nhiệm vụ cơ bản, đó là:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, linh hoạt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, nhất là những thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế buộc phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.

- Tuyệt đối chấp hành các tỷ lệ bắt buộc có liên quan trong hoạt động huy động vốn theo quy định của Luật NHNN Việt Nam năm 2010 và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

- Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường huy động vốn tại các đơ thị lớn, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”.

- Cân đối đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng nguồn vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nơng” và

các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống theo đúng chỉ đạo của NHNN.

- Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế xã hội như Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm, Hải quan, Ngành thuế… để thông qua bán chéo sản phẩm, thu hút nguồn vốn rất lớn từ các đối tác này.

- Tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. - Phát triển mạnh cơng nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống mạng giao dịch tin học IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh. Trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá… tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh nói chung, tăng cường nguồn vốn huy động nói riêng.

- Khơng ngừng hồn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mơ hình quản lý mới phù hợp với thơng lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu, văn hóa Agribank khơng ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w