2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm
3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam
triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010-2015, bên cạnh mục tiêu nhiệm vụ chính trị: “Đẩy mạnh thực hiện tồn diện đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững
mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, truyền thống anh hùng và bản sắc văn hóa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội…”, đã kiên quyết xác định: “phải huy động mọi nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững, cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đưa Quảng Nam phát triển đạt mức khá ở khu vực miền Trung, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [48, tr.19,20].
Trong nhiều yếu tố để phấn đấu đạt được mục tiêu nêu trên, nguồn vốn đầu tư là nhân tố đóng vai trị quyết định. Trọng trách của các NHTM trên địa bàn nói chung, NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng, đóng vai trị chủ lực trong khai thác, tìm kiếm, thu hút, tích tụ tập trung nguồn vốn cho phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Trước yêu cầu đó, NHNo&PTNT Quảng Nam xác định:
- Công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tồn chi nhánh tích cực tập trung bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh để khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư. Huy động đạt tối đa nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đặt sự quan tâm đúng mức để thu hút nguồn vốn từ các Doanh nghiệp lớn có các dự án đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào Quảng Nam. Thiết lập quan hệ dịch vụ tiền vay, thanh toán qua NHNo&PTNT Quảng Nam…
- Phấn đấu từng bước giảm dần sự phụ thuộc điều hòa nguồn vốn từ NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo tự cân đối nguồn vốn đầu tư cho vay nền kinh tế địa phương. Ưu tiên cho vay trên lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương “tam nông” của Đảng và Nghị định số 41/2010/NĐCP của Chính phủ [32].
- Năm năm giai đoạn 2011-2015, NHNo&PTNT Quảng Nam phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng Nguồn vốn huy động bình quân hàng năm 20-22%, đưa số dư nguồn vốn huy động vào năm 2015 đạt mức 7.800 - 8.000 tỷ đồng.
Trong đó nguồn vốn từ khu vực dân cư đạt tỷ trọng bình quân mức 66-68%, đưa số dư nguồn vốn huy động dân cư vào năm 2015 đạt trong mức 5.350- 5.500 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tiếp tục đề đạt với NHNo&PTNT Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn [32], cụ thể:
- Khi triển khai thực hiện Quy định mới, hiện hành của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, theo đó các NHTM nói chung, và cả NHNo&PTNT Việt Nam sẽ khơng cịn được cân đối vào cho vay từ ngày 01.10.2010 đối với các khoản nguồn vốn tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ hạn của tổ chức, kể cả tiền gửi Kho bạc Nhà nước [23, tr.17]. Đây là một nội dung chưa hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhất là với NHNo&PTNT, một NHTMNN đặc thù được Đảng, Nhà nước tín nhiệm phân giao trọng trách chính cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị định 41/2010/NNĐ-CP ngày 12.4.2010 của Chính phủ, đang rất cần một lượng vốn lớn để có thể đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng theo quy định. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần có kiến nghị với NHNN, với các Bộ, Ngành liên quan và với Chính phủ, tạm thời chưa áp dụng quy định này đối với NHNo&PTNT, hoặc có lộ trình giảm dần để tránh mất cân đối đột ngột về nguồn vốn của NHNo&PTNT. Hơn hết là lãng phí một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh tốn từ ngân sách để có thể cân đối vào cho vay phục vụ phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- Về tỷ lệ phí điều hịa vốn nội bộ - thực chất là tiền lãi phải trả khi các chi nhánh địa phương thiếu vốn phải sử dụng vốn của Trung ương. NHNo&PTNT Việt Nam nên có cơ chế quy định tỷ lệ phí này thật phù hợp cho từng chi nhánh NHNo&PTNT thành viên địa phương, trên tinh thần cân
đối chung về tài chính tồn Ngành, vì mục tiêu đạt hiệu quả cao trong hoạt động huy động vốn. Theo đó, đối với các địa phương có sự canh tranh khốc liệt về huy động và lãi suất huy động vốn giữa NHNo&PTNT với các NHTM khác thì NHNo&PTNT Việt Nam nên áp dụng tỷ lệ phí điều hịa thừa vốn cho các chi nhánh NHNo&PTNT thành viên với mức phí khuyến khích để cạnh tranh được về lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn huy động so với các NHTM khác cùng địa bàn.
- NHNo&PTNT Việt Nam sớm xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh toàn Ngành giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó chú trọng đến yếu tố điều hành “mở”, đảm bảo khả năng thích ứng khi tổ chức thực hiện tại từng chi nhánh NHNo&PTNT thành viên. NHNo&PTNT Việt Nam là pháp nhân duy nhất của hệ thống NHNo&PTNT, các chi nhánh NHNo&PTNT chỉ là đơn vị hạch tốn phụ thuộc, do đó tất u cần định hướng chiến lược kinh doanh toàn Ngành. Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh của mỗi chi nhánh lại khác nhau. Do vậy định hướng chiến lược toàn ngành của NHNo&PTNT Việt Nam nhất thiết phải chú trọng đến tính thực tế, điều kiện môi trường kinh doanh của từng chi nhánh thành viên.