Hạn chế rủi ro vốn thông qua nâng cao chất lượng quản trị tiền vay, chấp hành nghiêm túc chính sách bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98 - 103)

2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

3.2.6. Hạn chế rủi ro vốn thông qua nâng cao chất lượng quản trị tiền vay, chấp hành nghiêm túc chính sách bảo hiểm tiền gử

tiền vay, chấp hành nghiêm túc chính sách bảo hiểm tiền gửi

- Nâng cao chất lượng quản trị tiền vay.

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại, muốn có lợi nhuận thì một trong những nghiệp vụ kinh doanh then chốt là nghiệp vụ tín dụng. Nhất là đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, mới bước đầu hiện đại hóa ngân hàng, nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên lĩnh vực tín dụng vẫn cịn chiếm tỷ trọng quyết định trong tổng thể hoạt động kinh doanh. Nhưng bản thân nguồn vốn tự có của ngân hàng là rất giới hạn, nó khơng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng. Do đó ngân hàng phải thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội và cho vay trở lại đối với các nhu cầu vốn từ nền kinh tế.

Ngân hàng thực hiện nguyên tắc “đi vay để cho vay”. Hoạt động tín dụng có hiệu quả tạo cho doanh nghiệp bù đắp đủ chi phí, trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng và có lãi. Nếu hoạt động tín dụng kém hiệu quả (cho vay khơng thu hồi được vốn) ngân hàng sẽ khơng có khả năng trả tiền gốc và lãi huy động cho khách hàng khi đến hạn, mất khả năng thanh toán dẫn đến mất niềm tin của khách hàng vào khả năng hoạt động của ngân hàng. Từ đó ngân hàng sẽ khơng huy động được và dẫn đến không cho vay, ngân hàng sẽ bị phá sản.

Có thể nói rằng huy động vốn là tiền đề, là nền tảng cho việc sử dụng vốn. Và sử dụng vốn là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến qui mô, hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung, và của hệ thống NHNo&PTNT nói riêng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là điều cần thiết và quan trọng đòi hỏi các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ phải thẩm định để lựa chọn dự án hiệu quả, đánh giá năng lực tài chính và thiện chí của người vay, kiểm tra kỹ trước, trong, và sau khi cho vay, đánh giá chính xác khả năng tài chính của từng doanh nghiệp vay vốn để có quyết định đúng trong đầu tư tín dụng, hạn chế rủi ro cho việc cấp tín dụng.

- Chấp hành nghiêm túc chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Một yêu cầu cũng rất quan trọng để hạn chế rủi ro vốn, đó là các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ phải nghiêm túc chấp hành chính sách bảo hiểm tiền gửi. Chính sách bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được triển khai từ năm 2000 cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với hoạt động này và coi đây là một trong các giải pháp để góp phần đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Từ những bài học sau sụp đổ hệ thống hợp tác xã tín dụng và tác động khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cho thấy một nguyên tắc chung nhất trong hoạt động của nền kinh tế thị trường: có rủi ro thì phải có các biện pháp phịng ngừa, xử lý. Hoạt động ngân hàng càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bảo hiểm tiền gửi là một trong những tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất, ngăn chặn sự đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tín dụng. Khơng phải ngẫu nhiên khi xem xét mức độ an tồn của thị trường tài chính và độ tín nhiệm của một nền kinh tế, câu hỏi đầu tiên mà các tổ chức quốc tế đánh giá độc lập thường đưa ra là ở quốc gia đó đã có hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả hay chưa.

Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi cho người gửi vốn: Cho đến nay, chính sách bảo hiểm tiền gửi nước ta được xem là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giám sát an tồn tài chính, trực tiếp đánh giá rủi ro của hơn 1.000 tổ chức tín dụng, đưa ra những cảnh báo sớm nhằm chấn chỉnh hoạt động, bảo đảm tính lành mạnh của từng tổ chức. Giám sát của bảo hiểm tiền gửi tạo ra hệ thống thông tin độc lập để phục vụ cho giám sát chung và thiên về giám sát rủi ro. Nhờ đó, người gửi tiền không chỉ được bảo vệ một cách trực tiếp khi ngân hàng có tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp sự cố, bị giải thể hay phá sản mà còn được bảo vệ gián tiếp và tồn diện thơng qua các nghiệp vụ giám sát của bảo hiểm tiền gửi trong điều kiện bình thường.

Về an tồn nền tảng tài chính hoạt động ngân hàng: Việt Nam đã hội nhập thực sự với nền kinh tế thế giới kể từ khi gia nhập WTO, cơ chế bao cấp dần dần được xóa bỏ, do đó nguy cơ xảy ra các vụ phá sản ngân hàng là hồn tồn có thể, nhất là khi nước ta cũng khơng nằm ngồi khu vực chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Mặt khác, thực tế nước ta, khoảng cách giữa sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tài chính với hoạt động quản trị rủi ro đang ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, Quốc hội đã đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến trình hồn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh lĩnh vực tài chính - ngân hàng, trong đó có việc khẩn trương xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi. Khi bàn thảo về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ yêu cầu cấp thiết cần sớm ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi chính là thể hiện quyết tâm nhằm “trám” lại những khoảng cách ấy, nhằm luật hóa hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Trong đó, hoạt động các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tất yếu phải tuân thủ chấp hành, bởi lẽ, bảo hiểm tiền gửi đã trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình gây dựng và củng cố niềm tin, uy tín và thương hiệu của tổ chức tín dụng.

Để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm tiền gửi, các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ phải quan tâm chỉ đạo tốt nội dung sau: Một là, thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, ngày 24/8/2005 Chỉnh phủ, và các quy định khác của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; Hai là, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc hạch toán tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng tiền gửi được bảo hiểm; Ba là, chú trọng hồn thiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ cho quản lý, tính phí bảo hiểm tiền gửi; Bốn là; thường xuyên tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tính, nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho cán bộ làm cơng tác này, đặc biệt là cán bộ tính, nộp phí tại các chi nhánh, phịng giao dịch; Năm là,

thường xun trao đổi thơng tin, khó khăn, vướng mắc với cơ quan Bảo hiểm tiền gửi để kịp thời tháo gỡ.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM, có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thiết lập khả năng cân đối vốn, là điều kiện tăng trưởng hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Đã bốn năm trơi qua, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt động huy động vốn các NHTM ngày càng trở nên là một lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt, nhất là khi bước vào năm 2011, sự bảo hộ của NHTM trong nước sẽ dần khơng cịn. Đó là tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua phân tích thực trạng huy động vốn cho thấy các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt chức năng của mình: “đi vay để cho vay”. Điều này được minh chứng qua quy mô và tốc độ huy động vốn nhàn rỗi gia tăng, biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế ngày càng tăng qua các năm, đã giúp cho mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tiếp cận với nguồn vốn của NHNo&PTNT để tiến hành SX-KD hiệu quả, gia tăng quy mô tiêu dùng, đầu tư, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao cuộc sống vật chất cho mọi người, từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như bối cảnh hội nhập, tình hình lạm phát, giá vàng, xăng dầu tăng cao, sự điều hành chính sách vĩ mơ của nhà nước và khả năng nội lực của NHTM…, nên trong hoạt động huy động vốn của các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cịn gặp những khó khăn nhất định.

Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả các chiến lược, định hướng kinh doanh của Ngành NHNo&PTNT, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, việc đẩy mạnh hoạt động huy động để tăng

trưởng nguồn vốn tại các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết, cần có giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện thành công trong giai đoạn 5 năm đến 2011-2015.

Trên tinh thần đó, Luận văn đã: Cố gắng hệ thống những vấn đề lý luận và phân tích tính đặc thù cơng tác huy động vốn của NHNo&PTNT. Tiến hành phân tích làm rõ thực trạng huy động vốn tại các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Từ đó khái quát kết quả nghiên cứu, đề ra phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh huy động thu hút vốn cho các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015.

Bản luận văn hồn thành với mong muốn đóng góp được một phần nhỏ kiến thức vào hoạt động thực tế huy động vốn các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Song, vì cịn giới hạn trong năng lực nghiên cứu, tất yếu luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Minh Quang, người hướng dẫn khoa học, cùng Quý Thầy giáo, Cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ chúng tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này./.

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w