Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 32)

Trong gần một phần tư thế kỷ trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu về nội dung, rộng về quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đã và đang tiếp

tục thực hiện giai đoạn đầu tiên của quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, hồn thành đàm phán, chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác.

Nếu việc hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu trong q trình phát triển của mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng, thì hội nhập về tài chính, tiền tệ quốc tế cũng khơng thể tách rời trong q trình chung đó.

Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ... giữa Việt Nam với các nước ngày càng gia tăng, thì địi hỏi các quan hệ tài chính, tiền tệ cũng phải tăng theo tương ứng. Vì các quan hệ kinh tế quốc tế không thể phát triển được nếu hệ thống tài chính, tiền tệ chưa hội nhập và phát triển. Chỉ có hội nhập thì mới cho phép mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các nước được thuận lợi hơn, các nghiệp vụ thanh tốn, chuyển tiền, chuyển giao tài chính sẽ được thuận lợi hơn. Khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam khơng thể đóng cửa thị trường tài chính của mình với thế giới bên ngồi. Có thể nói hội nhập tài chính, tiền tệ vừa là một nội dung quan trọng, vừa là phương tiện để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính hiệu quả của việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính trên phạm vi tồn thế giới. Đối với các nước đang phát triển - như Việt Nam, khi mà nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, hệ thống tài chính - ngân hàng cịn đang ở trình độ thấp. Thì việc hội nhập vào hệ thống tài chính thế giới sẽ giúp các nước này tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, tranh thủ được các nguồn vốn nước ngồi thơng qua các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp, vay nợ, viện trợ để tiến hành chính sách cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nền kinh tế. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngồi góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo

công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Mở cửa thị trường tài chính sẽ có tác dụng làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường vốn trong nước. Khi thị trường vốn phát triển và có khả năng thanh tốn cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, trung gian tài chính, ngân hàng mở rộng và phát triển nghiệp vụ. Sự mở rộng giao lưu tài chính quốc tế cũng tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng mở rộng thị trường, phát triển cơng nghệ, cải thiện trình độ quản lý và cán bộ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sức ép thúc đẩy các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh tạo điều kiện phát triển.

Việc hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế, bên cạnh khả năng tăng nguồn vốn, cải thiện kinh nghiệm quản lý, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao chất lượng tài sản, còn tạo khả năng điều tiết và phòng ngừa rủi ro. Hội nhập cịn góp phần đa dạng hố nguồn vốn và tài sản trên cơ sở sử dụng các công cụ thị trường, các nghiệp vụ phái sinh với khả năng chuyển nhượng rộng rãi, các định chế tài chính có khả năng quản lý và phịng ngừa rủi ro tốt hơn, thậm chí ngay cả khi thị trường trong nước có những biến động lớn.

Việc hội nhập tài chính, tiền tệ cịn thúc đẩy hình thành và áp dụng các chính sách tài chính, tiền tệ ổn định, lành mạnh. Nếu chính sách tài chính tiền tệ khơng lành mạnh và bất ổn định có thể làm xói mịn lịng tin của các nhà đầu tư nước ngồi, và là ngun nhân của tình trạng rút vốn, nền kinh tế sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Do vậy, để tăng thêm động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, các nước phải nâng cao hiệu quả sử dụng cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường tính minh bạch của chính sách này. Việc hội nhập cịn góp phần thúc đẩy các nước chậm phát triển phải cải thiện hệ thống pháp luật, các quy định, hệ thống thông tin quản lý, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính tốt hơn cho nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện, tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế Việt Nam đi vào quỹ đạo chung của thế giới thơng qua việc tận dụng được

dịng chảy vốn khổng lồ cùng với công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh hội nhập ngân hàng, xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam vững mạnh trở thành kênh dẫn nhập vốn hàng đầu, là “bà đỡ” tốt nhất cho nền kinh tế phát triển trong điều kiện mới.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM khơng chỉ thực hiện vai trị quan trọng phân phối lại vốn đầu tư, mà còn là nơi chuyển tải thơng tin kinh tế. Thậm chí là nơi xuất phát những thay đổi và những rối loạn về kinh tế vĩ mô. Bằng chứng cụ thể là khi hệ thống ngân hàng yếu kém, mở rộng tín dụng quá mức, nợ khó địi gia tăng là một trong những ngun nhân tiềm ẩn thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, và trì hỗn phục hồi kinh tế. Khi một hệ thống tài chính thiếu lành mạnh thì các nguồn vốn FDI, ODA sẽ bị sút giảm. Phân bổ và sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn gây tác động tiêu cực đến kinh tế quốc gia. Đó chính là sự lãng phí nguồn vốn, hiệu quả đầu tư thấp, kéo theo tệ nạn tham nhũng gây rối loạn nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w