Tam Kỳ ngày nay vốn là vùng đất thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên - Quảng Nam. Được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đơng và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
Từ một phủ lỵ năm 1906, đến năm 1997, Tam Kỳ đã trở thành thị xã Tỉnh lỵ và thành phố Tỉnh lỵ Quảng Nam là thời gian tròn một thế kỷ. Trải chiều dài lịch sử, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và có những tên gọi khác nhau: Phủ Tam Kỳ, huyện Tam Kỳ (huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và Thị xã Tam Kỳ). Mỗi lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính là gắn với sự đổi thay, điều chỉnh quy mơ về diện tích đất đai. Tam Kỳ là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, con người Tam Kỳ hiếu học, cần cù, chịu thương, chịu khó và cầu tiến.
Thành phố Tam Kỳ được thành lập tại Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Với diện tích 100.263,56 ha đất tự nhiên và đến nay đã có 125 ngàn nhân khẩu. Gồm 13 đơn vị hành chính là: 10 phường: An Mỹ, An Sơn, Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Phú, Trường Xuân, Tân Thạnh, Hòa Thuận; và 4 xã: Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú, Tam Ngọc. Nằm về hướng đơng - nam tỉnh Quảng Nam, phía bắc giáp huyện
Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đơng giáp biển Đông. Cách thành phố Đà Nẵng 70 km chạy dọc theo trục quốc lộ 1A về hướng bắc, cách Dung Quốc-Quãng Ngãi 50 km về hướng nam, nằm trong vùng liên kết của Khu kinh tế mở Chu Lai, và cận kề ngay sân bay Chu Lai.
Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hố - khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm kinh tế duyên hải miền Trung. Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố tương lai.
Ngay nay, thành phố Tam Kỳ đã và đang tiếp tục tập trung phát huy lợi thế tiềm năng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành dịch vụ - công nghiệp - nơng nghiệp. Phát triển văn hố - xã hội ngang tầm với vị thế trung tâm kinh tế - chính trị - văn hố của một tỉnh giàu truyền thống văn hoá và đấu tranh cách mạng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, phấn đấu xây dựng thành phố đạt các tiêu chí đơ thị loại II vào năm 2015. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh - quốc phịng, đảm bảo trật tự an tồn xã hội.
Môi trường tự nhiên đã tạo nên yếu tố “địa lợi” cho Tam Kỳ, là vùng đất hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo sự thu hút hoạt động của nhiều ngành dịch vụ trong đó nổi bật, sơi động nhất là dịch vụ của Ngành tài chính - ngân hàng, với sự tham gia hoạt động rất sớm của các chi nhánh NHNo&PTNT.