2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm
3.2.4. Chính sách linh hoạt trong điều hành lãi suất
Lãi suất là công cụ quan trọng để các NHTM huy động nguồn vốn có trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước, phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách lãi suất chỉ phát huy được hiệu quả tối ưu của nó đối với việc huy động vốn trong điều kiện tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động hay nói cách khác ở mức vừa phải và khơng biến động thất thường. Cịn trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, dưới sự điều hành của NHNN, các NHTM muốn sử dụng thành cơng chính sách lãi suất để góp phần kiềm chế lạm phát, thực thi chính sách tiền tệ và thu hút được khối lượng vốn đáng kể vào ngân hàng thì phải tuân thủ nguyên tắc: Lãi suất huy động vốn phải đảm bảo lợi ích cho người gửi; Cân đối vào lãi suất cho vay phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay; Và phải đảm bảo chênh lệch lãi suất thực dương cho ngân hàng (lãi suất cho vay bình quân cao hơn lãi suất huy động bình quân, phần chênh lệch này đảm bảo cho các NHTM dùng để bù đắp chi phí, thuế, dự phịng rủi ro, dự trữ bắt buộc và lợi nhuận kết dư). Việc sử dụng chính sách lãi suất để chống lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài chính sách lãi suất phải góp phần kích thích phát triển, tăng trưởng nền kinh tế.
Trong thực tế, các cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội có vốn tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, điều quan tâm đầu tiên là lãi suất huy động bao nhiêu để vừa bảo toàn được vốn đã gửi, đồng thời thu được một khoản lãi lớn hơn tỷ lệ
trượt giá của đồng tiền. Người gửi tiền muốn có lãi suất huy động cao, cịn người đi vay muốn vay với lãi suất thấp. Do đó, việc xác định mức lãi suất huy động trong từng thời kỳ phải đảm bảo lợi ích người gửi tiền và lợi ích của người vay tiền, ngân hàng kinh doanh vẫn có lãi, tránh tình trạng vốn huy động bị ứ đọng, khơng sử dụng được hoặc không khai thác đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho các thành phần kinh tế. Chính vì lẽ đó, địi hỏi các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam kỳ phải sử dụng một chính sách lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị, tổ chức kinh tế, các cá nhân vay vốn có hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh.
Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ Quảng Nam, với sự tham gia hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều của các NHTM, phổ biến nhất vẫn là các NHTMCP. Muốn thực hiện đạt được mục tiêu phấn đầu trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2020, nhu cầu về vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Để thực hiện tốt vai trò chủ lực của một NHTMNN, các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ cần thiết: Phải cập nhật và thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường để kịp thời có chỉ đạo áp dụng lãi suất huy động hợp lý, hấp dẫn khách hàng gửi vốn. Phải khai thác triệt để mọi hình thức lãi suất trả trước, trả sau, trả lãi lũy tiến theo thời gian, trả lãi lũy tiến theo theo số dư tiền gửi … Phải áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý, mềm dẻo với từng đối tượng khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác được thế mạnh đặc thù của mạng lưới NHNo&PTNT để đẩy mạnh, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong và ngồi địa bàn, góp phần đầu tư vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế và vốn sử dụng đảm bảo mang lại hiệu quả.