thương mại trong nước
Từ thời điểm cuối năm 2006, đã có nhiều biến động lớn xảy ra đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Những biến động này bao gồm cả những chuyển biến tích cực trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập và sau gia nhập WTO, cũng như những hoạt động sôi nổi khác nhờ sự phát triển tốt của nền kinh tế và sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khốn trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong những hoạt động này. Một số nguy cơ đã được nhận thấy khi bước sang năm tài khóa 2008 và đến nay vẫn đang được để tâm khắc phục. Nhưng một số nguy cơ mang tính căn bản khác hoặc chưa được nhìn nhận, hoặc được nhìn nhận nhưng lại thiếu quyết tâm và khả năng để khắc phục, đó là:
Sự bùng nổ thành lập ngân hàng mới: Chỉ tính từ nửa cuối năm 2006, NHNN liên tục nhận được hồ sơ xin thành lập mới ngân hàng với con số
thống kê đến hết tháng 11/2007 là 20 bộ. Con số này tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 và sau đó giảm dần do chính sách siết chặt quản lý của Chính phủ. Hiện tượng bùng nổ thành lập ngân hàng mới do một số nguyên nhân như tâm lý đón đầu cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, hay do sự cởi mở của Nhà nước sau một thời gian dài quản lý chặt chẽ. Tốc độ phát triển của con số các ngân hàng mới cũng đồng nghĩa với việc đem lại những xáo trộn trong ngành ngân hàng và sự nảy sinh những lo ngại về năng lực quản lý và cạnh tranh của các ngân hàng mới [20, tr.3].
Tăng trưởng tín dụng nóng rồi sau đó siết chặt tín dụng: Có thể nói, mức độ tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2007 và vài tháng đầu năm 2008 được xem là “nóng” [19]. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng “nóng” trong các hoạt động đầu tư của xã hội và là một trong những nhân tố thúc đẩy lạm phát, bên cạnh yếu tố khách quan khác. Việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt cũng đã nâng nợ xấu tại một số ngân hàng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay đầu tư với thị trường bất động sản. Tuy vậy, trong những tháng sau đó vào cuối năm 2008, Nhà nước đã thực thi một số biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát cùng một loạt các quyết định quản lý hành chính nên tăng trưởng tín dụng đã giảm đi.
Bên cạnh đó sự xuất hiện của các trung gian tài chính trên thị trường tài chính là tất yếu khơng tránh khỏi. Nhiều kênh huy động vốn ngày càng xuất hiện, cạnh tranh trực tiếp với hoạt động huy huy động vốn của các ngân hàng. Nếu nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư trước đây được tích luỹ qua hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, thì hiện nay, các kênh huy động vốn dân cư khác cũng ngày càng phát triển mạnh như Chứng khoán, Bảo hiểm Nhân thọ, Bảo hiểm Học đường, Tiết kiệm Bưu điện... đã tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, cá nhân gửi tiền.