Vậy khi viết, thay vì tìm cách áp đặt ý tưởng Mac-xit hay Công giáo hay Hegel lên các ý nghĩ của bạn, có lẽ bạn có thể chỉ việc bắt lấy những ý nghĩ khi chúng tới và viết chúng ra khi chúng tới theo đúng trật tự chúng tới.
Vậy thì khẩu hiệu đầu tiên là: ý nghĩ đầu tiên là ý nghĩ hay nhất! Đó là lời vị lạt ma Tây Tạng Chogyam Trungpa Rinpoche90, và ông cũng nói trong việc thiền quán: “Hãy có một thái độ thân thiện với ý nghĩ của mình”. Cho dù nó có liên quan đến chuyện ngủ với mẹ mình. Chỉ việc quan sát mà thôi! Anh không phải thực hiện việc ấy, nhưng anh phải quan sát ý nghĩ ấy.
Một vị tổng thống Hoa Kỳ ( John Adams) có lần nói: “Đầu óc phải thả lỏng” hơn là cố định hay củng cố. Cho nên nhà thơ Mỹ Charles Olson91 nói trong luận văn Th ơ Dự phóng (Projective Verse): “Một tri giác phải tức thời và trực tiếp dẫn tới một tri giác xa hơn”. Một ý nghĩ dẫn tới một ý nghĩ khác. Và như Shakespeare bảo: “Mọi ý nghĩ thứ ba sẽ là nấm mồ của tôi”. Shakespeare nhận thức đuợc “ ý nghĩ số một, ý nghĩ số hai, ý nghĩ số ba”. Đó là trong một trong những vở kịch cuối cùng của ông, một câu nói của Prospero trong vở Bão biển.
Philip Whalen, một nhà thơ Mỹ, nay là một Th iền sư ở San Francisco, bảo: “Cái tôi viết ra là một bức hình của tâm trí chuyển động”.
Như vậy ta có khái niệm “Trí Bất Ngờ”, bởi vì chúng ta khơng bao giờ biết được mình sẽ nghĩ gì trong một phút. Cho nên Chogyam Trungpa Rinpoche người sáng lập Viện Naropa92 mới nói: “Th ần kỳ là sự hoàn toàn tán thưởng cơ duyên”. Th ần kỳ là hoàn toàn hân hoan trong ngẫu nhiên, hoàn tồn vui thú trong trí bất ngờ, hồn tồn tán thưởng cái thực tế là tâm trí biến đổi, rằng một tri giác dẫn tới một tri giác khác, và tự thân nó là một vở kịch lớn của tâm trí. Để sáng tạo một cơng trình nghệ thuật bạn đâu cần phải đi xa hơn.