101 Trong Kinh Thánh, tóm tắt luật thánh do Chúa Trời trao cho Moses trên núi Sinai; chiếm địa vị quan trọng hàng
ALLEN GINSBERG, HỒN THƠ BIỂN CẢ
Một chiều nắng thu 2008, tơi tìm đường đến một nghĩa địa Do Th ái ở ngoại ô thành phố Neward. Cách Ground Zero (bình địa của tồ nhà World Trade Center bị phá xập ngày 9/11/2001) của náo nhiệt Dowtown Manhatt an chỉ một giờ đường xe điện ngầm và tàu hỏa, sự hoang vắng nơi đây là cả một tương phản. Mình tơi trên con đường bẩn thỉu khó nghĩ là đang ở trên nước Mỹ, mình tơi lang thang trong nghĩa địa Gomel Chesed, với cành hoa hướng dương trong tay – loài hoa gắn với cả đời thơ Allen Ginsberg. Nhưng hóa ra tơi khơng một mình: trên tấm bia bằng đá thơ nho nhỏ đặt nằm ngang sát đất ngay phía trước bia chung của dòng họ Ginsberg, từ bao giờ một cuốn thơ Howl & Other Poems, vài cụm đá vụn của những người hâm mộ đến đây trước tôi…
Th ứ bảy ngày 5 tháng 4 năm 1997, sau một thời gian ngắn kịch phát ung thư gan giai đoạn cuối và một cơn đột quị, Allen Ginsberg qua đời trong căn hộ bốn phịng giản dị của mình ở East Village (Làng Đơng), khu Lower East Side (khu Hạ, phía đơng) của đảo Manhatt an, thành phố New York, giữa các bạn thân và người tình già. Tơi đã có dịp đến thăm hai lần căn hộ ấy ít năm sau khi chủ nhân của nó ra đi - nó được giữ lại như một kỷ vật của ông, với chiếc giường nhỏ và tấm thanka treo trên tường để thiền quán. Lần thứ hai, vào năm 2005, căn hộ chỉ còn hai phòng nhỏ. Bob Rosenthal, bạn cũ của thi sĩ và Giám đốc Di sản Allen Ginsberg hiện nay, cho biết là ngân sách eo hẹp không cho phép giữ hết lại cả bốn phòng như trước.
Irwin Allen Ginsberg sinh ngày 3 tháng 6 năm 1926 tại Newark, bang New Jersey, Hoa Kỳ, là con trai thứ hai của nhà thơ Louis Ginsberg, cha mẹ ông là người gốc Do
Th ái di dân thế hệ đầu tiên. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của người mẹ Đảng viên Cộng sản Naomi ni dưỡng tuổi trẻ ơng và cịn chảy trong nhiều tác phẩm ông viết sau này:
“America, lúc còn bé ta đã từng là một người cộng sản, ta không hối tiếc.
... Khi ta lên bảy mẹ đưa ta đến những cuộc họp chi bộ cộng sản, họ bán cho chúng ta hạt đậu mỗi vé một nắm giá vé một chinh cịn diễn văn thì khơng mất tiền mọi người đều tốt lành và thương cảm thợ thuyền thuở ấy tất cả sao chân thành quá...” (America).
Vừa tròn 17 tuổi, trên chiếc phà chở anh đi chơi New York, Allen Ginsberg quì xuống phát lời nguyền đầu tiên trong đời: dâng hiến đời mình cho giới cần lao bị áp bức. Để thực hiện tâm nguyện ấy, theo chân người anh trai là Eugene, anh vào khoa luật trường đại học Columbia. Nhưng tại đó, việc gặp gỡ Jack Kerouac và William Burrowghs đã đánh dấu bước ngoặt tư tưởng của anh. “Tôi nhận thức được rằng mình tồn nói qua một hộp
sọ trống rỗng... Tôi đã không nghĩ những ý nghĩ của riêng mình, khơng nói những ý nghĩ của riêng mình” – nhà thơ kể lại.102
Một sự kiện khác có tính quyết định đối với sự nghiệp của anh vào năm 1948: Trong lúc đang nằm dài trên chiếc sofa trong căn hộ của mình ở khu Đơng Harlem, Allen Ginsberg trông thấy William Blake (nhà thơ Anh thế kỷ 19 có khuynh hướng thần bí) đọc bài thơ A, Hoa hướng dương, trong một “ảo ảnh ba chiều”. Kỷ niệm này, luôn trở đi trở lại trong các bài thơ về sau của Ginsberg, đánh dấu sự dấn thân của anh vào con đường thực nghiệm tâm linh. Từ đó dường như đối với Ginsberg, Th ơ chính là con đường để đạt tới ảo giác, linh giác như thế, thậm chí với trợ lực của các chất gây nghiện đủ loại như cần sa, mescalin, LSD, ectasy...
A.G. nổi danh như cồn từ vụ án Hú năm 1956. Bài thơ dài Hú mở đầu như sau: