8. Cấu trúc đề tài
1.3. Công tác giáo dục phápluật cho học sinh trung học phổ thông trong
trong bối cảnh hiện nay và vị trí, vai trị quản lý của người hiệu trưởng
1.3.1. Vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong bối cảnh hiện nay
Hiện nay đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là ý nguyện của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Một trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược này là chúng ta phải xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do dân và vì dân, trong đó mọi người đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống để cho tất cả mọi công dân biết và sử dụng một cách có hiệu quả giúp
Đối với giáo dục phổ thơng, GDPL nó khơng phải là một hoạt động đơn giản, mang tính chất có cũng được mà khơng có cũng được mà nó là một bộ phận của khoa học giáo dục được áp dụng trong trường phổ thông. Trong giai đoạn hiện nay GDPL ở trường phổ thơng có vai trị hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục khác kể cả hoạt động giảng dạy như bộ mơn GDCD để hình thành nhân cách học sinh. Những mơn giáo dục đạo đức chủ yếu thiên hướng về các quy tắc tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức khơng đủ để cho học sinh thấy và hiểu được hết những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống xung quanh, đặc biệt là những vấn đề pháp lý hay quản lý xã hội bằng công cụ pháp luật. Cho nên để giáo dục học sinh tốt có đầy đủ nhân cách, thực hiện đúng các chuẩn mực xã hội đề ra thì giáo dục phải trải qua một quá trình bao gồm nhiều khâu khác nhau, trong đó cái tối đa của pháp luật là cái tối thiểu của đạo đức phải có. Từ những GDPL, giúp học sinh nắm và hiểu được các chẩn mực xã hội, pháp luật để tự mình thực hiện thói quen theo pháp luật, sống có trách nhiệm với xã hội và bản thân. Với những lý do trên thấy được rằng GDPL có vai trị vơ cùng quan trọng đối với học sinh. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đây là yêu cầu cấp thiết, mang tính khách quan và phù hợp với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh trở thành con người chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ hội nhập có đầy đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực góp phần thực hiện cơng cuộc xây dựng đất nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay: Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang được bổ sung, hoàn thiện, hàng năm số văn bản quy phạm pháp luật được banh hành mới hoặc sửa đổi bổ sung rất nhiều, cần được phổ biến, cập nhật; GDVN đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng lấy đào tạo kỹ năng, năng lực sống cho con người làm mục tiêu chính; sống và làm việc theo pháp luật là đặc trưng tính cách của cơng dân trong xã hội pháp quyền, vì vậy
học sinh phải là những đối tượng quan trọng trong giáo dục pháp luật. Những đặc điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật và việc phải đổi mới GDPL, nâng cao hiệu quả công tác quản lý GDPL trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục pháp luật
Mục tiêu của giáo dục pháp luật trong nhà trường trung học phổ thông là giúp học sinh có kiến thức cơ bản về pháp luật, có ý thức về trách nhiệm của mình trong xã hội cũng như biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm, có hành động đúng với pháp luật, biết đấu tranh phê phán chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ cái đúng, phát hiện được cái sai. Biết tuyên truyền đúng đắn về chủ trương, chính sách cảu Đảng, Nhà nước và pháp luật sâu rộng đến bạn bè và những người sống xung quanh sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Mục tiêu của giáo dục pháp luật thể hiện trên ba phương diện sau: Thứ nhất đó là mục tiêu nhận thức: Nhằm cung cấp cho công dân kiến thức về pháp luật, sự hiểu biết về pháp luật. Đây là mục đích vơ cùng quan trọng, bởi chính sự hiểu biết, nắm được kiến thức pháp luật sẽ dẫn đến nhận thức đúng đắn, chuẩn mực trong xã hội và điều này nó sẽ giúp con người hình thành được tình cảm và lịng tin vào pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt là cơ sở cần thiết để hình thành ở cơng dân sự tơn trọng pháp luật sâu sắc.
Thứ hai đó là mục tiêu cảm xúc: Với mục tiêu này nhằm hình thành tình cảm và niềm tin đối với pháp luật. Đây là mục tiêu quan trọng nếu con người khơng có tình cảm tơn trọng pháp luật cũng như các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật thì dễ dẫn đến con đường coi thường phát luật và có tư tưởng khơng đúng vào pháp luật sẽ làm méo mó và lệch lạc. Mục tiêu cảm xúc là việc giáo dục tình cảm ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng, biết phê phán và loại bỏ
Giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho một nười biết và có được ý thức nghĩa vụ pháp luật, biết thực hiện đúng những hành vi theo quy định của pháp luật.
Giáo dục tình cảm pháp chế là việc hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, nghĩa là phải biết được mọi việc làm của mình trong xã hội đều phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở để xem xét hành vi của mình. Khi con người có được tình cảm pháp chế thì sẽ thấy và loại bỏ được những hành vi sai trái vi phạm pháp luật giúp cho trật tự xã hội ngày càng ổn định hơn.
Thứ ba, mục tiêu hành vi: Khi giáo dục pháp luật phải giáo dục được niềm tin, tri thức pháp luật, khi con người có cả niềm tin và tri thức thì họ sẽ thực hiện theo pháp luật một cách tự giác, hình thành động cơ phù hợp chuẩn mực đạo đức, hợp pháp luật và sẽ trở thành thói quen pháp luật, biết tuân thủ pháp luật và thói quen này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong hoàn cảnh pháp luật tượng tự mà họ đã gặp phải.
Vậy giáo dục pháp luật có ba mục tiêu: mục tiêu nhận thức, mục tiêu cảm xúc, mục tiêu hành vi. Các mục tiêu này đều có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng và đặc biệt giữa các mục tiêu này cịn có mối quan hệ thống nhất với nhau. Vì vậy khi giáo dục pháp luật phải làm sao hướng hoạt động giáo dục pháp luật đầy đủ ba mục tiêu trên nhưng để có hiệu quả thực sự thì phải biết kết hợp làm sao cho nó phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện thực tế để có hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp cho từng đối tượng được giáo dục pháp luật.
1.3.2.1. Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng
Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Tuy rằng bản chất pháp luật của Nhà nước ta là rất tốt đẹp, nó phản ánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Những quy định pháp luật đó dù tốt đẹp bao nhiêu chăng nữa mà không được nhân dân biết đến thì vẫn là những trang giấy "Ngủ n khơng làm rung động khơng khí".
Pháp luật của Nhà nước có thể được một số người tìm hiểu, quan tâm và nắm bắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Những người này luôn theo sát những quy định pháp luật mới được ban hành để phục vụ trực tiếp cho công việc của mình, nhưng số lượng đối tượng này khơng phải là nhiều. Trong điều kiện trình độ dân trí cịn chưa cao, đời sống kinh tế của đa số nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn cho nên các đối tượng nằm trong sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật, nghĩa là số đông nhân dân lao động trong xã hội chưa có điều kiện tiếp cận với pháp luật.
Giáo dục pháp luật chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, cơng sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.
1.3.2.2. Hình thành lịng tin vào pháp luật của đối tượng
Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng vào những quy định của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ cho quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội. Khi nào người dân nhận thức đầy đủ được như vậy thì pháp luật khơng cần một biện pháp cưỡng chế nào mà mọi người vẫn tự giác thực hiện.
Tạo lập niềm tin vào pháp luật cho mỗi người và cả cộng đồng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố đóng vai trị quan trọng là phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi người hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thực hiện và áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnh pháp luật.
Pháp luật cũng như mọi hiện tượng khác trong xã hội bao giờ cũng có hai mặt, khơng phải lúc nào nó cũng thoả mãn hết, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của tất cả mọi người trong xã hội. Quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợi ích của đơng đảo nhân dân trong xã hội làm tiêu chí, thước đo, do đó sẽ có một số ít khơng thoả mãn được. Chính các yếu tố hạn chế và mặt trái của các quy định pháp luật càng tạo nên sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi người hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ pháp luật. Có như vậy mới hình thành lịng tin vào pháp luật của đơng đảo nhân dân trong xã hội.
1.3.2.3. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng
Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật.
Tri thức pháp luật là sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể có được qua việc học tập, tìm hiểu pháp luật, qua quá trình tích luỹ kiến thức của hoạt động thực tiễn và cơng tác.
Tình cảm pháp luật chính là trạng thái tâm lý của các chủ thể khi thực hiện và áp dụng pháp luật, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vi thực hiện đúng pháp luật, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được nâng cao khi cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân được tiến hành
thường xun, kịp thời và có tính thuyết phục. Phổ biến, giáo dục pháp luật không đơn thuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà cịn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình ủng hộ với hành vi hợp pháp, lên án các hành vi phi pháp.
1.3.3. Nội dung, chương trình giáo dục pháp luật
GDPL cho học sinh THPT chúng ta cần chú trọng giáo dục các tri thức về pháp luật như an tồn giao thơng, phịng chống ma túy, bảo vệ môi trường, Luật hơn nhân và gia đình…Học sinh nắm được các biểu hiện đúng pháp luật, những biểu hiện VPPL. Từ đó, hình thành cho các em thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng pháp luật.
Nội dung pháp luật được xác định trên cơ sở mục đích của giáo dục pháp luật nói trên đó là sự hình thành ở đối tượng giáo dục hệ thống tri thức pháp luật, tình cảm, lịng tin và thói quen hành động cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật là một thành tố quan trọng của q trình giáo dục pháp luật, nó được xác định trên cơ sở mục đích và đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật. Xác định đúng nội dung của giáo dục pháp luật sẽ bảo đảm cho việc giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao.
1.3.4. Phương pháp giáo dục pháp luật
Phương pháp là con đường, là cách thức tác động để chuyển tải nội dung đến đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Giáo dục pháp luật cho sinh là hoạt động mà ở đó vừa là công tác giảng dạy, vừa là hoạt động ngoại khóa để học sinh nắm được, nhưng nó cịn
có sự phối hợp giáo dục từ phía gia điình và xã hội nên địi hỏi phái có sự kết hợp nhiều phương pháp của khoa học chuyên ngành khác nhau.
- Phương pháp thực hành là phương pháp vận dụng những kiến thức
đã học để xử lý, giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Phương pháp này sử dụng linh hoạt cho giờ học trên lớp và hiệu quả hơn trong hoạt động ngoại khóa.
Tổ chức tốt phương pháp này sẽ giúp học sinh nắm được các tri thức mới, cách tiếp cận và hiểu vấn đề nhanh, phát triển tư duy nhạy bén, giúp các em chủ động học tập, xây dựng niềm tin, phát triển nhận thích tích cực, đúng đắn và có tư duy phê phán.
Lý luận luôn đi đôi với thực tiễn cho phép hình thành cả kỷ năng và kiến thức, trong đó việc thực hành sẽ trở thành hoạt động thường xuyên của việc học. Sự kết hợp giữa học và hành là cách tốt nhất để khẳng định lý luận đúng, vì lý luận minh họa, kiểm nghiệm thơng qua thực tiễn. Vì vậy việc giáo dục của nhà trường phải ln nắm được phương pháp này mà địi hỏi, yêu cầu cần phải có.
- Phương pháp điển hình: Việc giáo dục học sinh thông qua những hình ảnh người thật việc thật, đặc biệt là những tấm gương điển hình “người tốt, việc tốt” là phương pháp có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc tác động ý thức, giáo dục các em hướng đến cái tốt, cái đẹp bằng những ví dụ điển hình cụ thể.
Việc giáo dục bằng phương pháp nêu gương cần thiết trong việc giáo dục học sinh. Trước hết sự gương mẫu từ trong gia đình và những người sống xung quanh trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Pháp luật, chuẩn mực đạo đức; lối sống giản dị, trong sáng, sống trọng tình, trọng lý, cư xử đúng mực, cơng bằng trong đối xử của giáo viên và
học sinh nó sẽ tác động sâu sắc, cảm hóa học sinh, cho học sinh có nhân cách tốt. Biết khen thưởng, động viên đúng thời điểm đối với những trường hợp có thành tích vượt trội hoặc những em có sự tiến bộ về mặt đạo đức thì đây cũng là một cách nêu gương điển hình.
Ngoài phương pháp thực hành và phương pháp điển hình, chủ thể giáo dục pháp luật cần sử dụng nhiều phương pháp như: phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng lý thuyết, thuyết trình, giải quyết tình huống, cảm hóa thuyết phục, tâm lý…Một nguyên tắc chung nhất khi sử dụng các phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh đó là kết hợp lý luận với thực tiễn.
1.3.5. Hình thức giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xun tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tơn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Nhưng việc làm