2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật ở các trường trung học phổ thơng tại Tuy Hịa
Để đánh giá tần suất tiến hành và mức độ thực hiện việc kiểm tra,
đánh giá kết quả công tác GDPL, chúng tôi trưng cầu ý kiến của 221 CBQL và GV và kết quả được trình bày dưới đây.
Kết quả đánh giá cho thấy được đa số các trường đều tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên vào học kỳ là 89,4% và cuối năm học với tỉ lệ 93,5%, còn đánh giá hàng quý là 50,1%. Đây là con số cùng với bảng số liệu ta thấy được rằng các trường chưa tập trung vào việc đánh thường xuyên định kỳ
khi đến học kỳ và cuối năm học thì những hạn chế trong thời gia qua khơng sửa đổi kịp thời. Vì vậy nó cũng chính là một trong những ngun nhân dẫn đến kết quả công tác GDPL chưa cao, chưa được xem trọng, đánh giá cao. Ngoài ra, mức độ đánh giá đạt được của CBQL và GV về việc này cũng chưa cao. Đây là việc mà địi hỏi chúng ta cần có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gia tới nếu chúng ta hy vọng sẽ có một kết quả tốt trong cơng tác GDPL cho học sinh THPT.
Bảng 2.24.Tần suất và mức độ thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh gía kết quả giáo dục pháp luật ở các trường trung học phổ thông T
T
Sơ, tổng kết, đánh giá, khen thưởng
Tần suất tiến hành % Mức độ đat được %
Thường xun Thỉnh thoảng Khơng có Tốt Khá TB Yếu 2 Tiến hành hàng tháng 9,2 21,0 69,8 25,9 50,3 20,6 3,2 3 Tiến hành hàng quý 30,5 50,1 19,4 31,4 51,2 12,0 5,4 4 Tiến hành học kỳ 89,4 10,6 0,0 43,9 50,7 4,5 0,9 4 Tiến hành cuối năm học 93,5 6,5 0,0 70,0 20,5 10,0 0,5
2.4.6. Thực trạng quản lý điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường
Các nhận định, đánh giá dưới đây (cho các mục 2.4.6.1. và 2.4.6.2.) được rút ra từ kết quả khảo sát, thăm dị thơng qua phiếu hỏi đối với 221 CB- GV ở 8 trường THPT được khảo sát.
2.4.6.1. Về CSVC trang thiết bị phục vụ công tác GDPL cho học sinh
Để thực hiện có hiệu quả cơng tác GDPL thì việc phương tiện, trang thiết bị, CSVC phục vụ đóng vai trị rất quan trọng. Song song với việc mua
sắm trang thiết bị, thì yếu tố quản lý và sử dụng, bảo quản và khai thác tốt trang thiết bị là yếu tố cực kỳ quan trọng. Kết quả khảo sát về CSVC trang thiết bị phục vụ như sau:
Bảng 2.25. Đánh giá về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho công tác giáo dục pháp luật ở các trường trung học phổ thông
Mức độ Số lượng Tỉ lệ%
Rất tốt 66 29,9
Khá tốt 120 54,3
Chưa tốt 23 10,4
Không tốt 12 5,4
Ở đây ta thấy rằng 54,3% ý kiến cho rằng thực trạng về điều kiện cho
triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDPL ở mức độ khá tốt. Nhưng bên cạnh vẫn còn ý kiến cho rằng chưa tốt với tỉ lệ 10,4% tuy rằng không phải là con số lớn nhưng nó cũng phản ánh vấn đề có nơi chưa thực sự quản lý và quan tâm đúng đến CSVC, trang thiết bị phục vụ và điều tất yếu yêu cầu lãnh đạo các trường phải có kế hoạch, giải pháp trong khoảng thời gian đến.
2.4.6.2. Về việc thực hiện chế độ chính sách đối với GV giảng dạy
pháp luật cho học sinh
Khi nói về chế độ thì nó là cũng là một trong những vấn đề quan trọng, vì hiện nay nhiều trường, nguồn kinh phí chi cho cơng tác GDPL gặp nhiều khó khăn, có những hoạt động diễn ra nhưng khơng có nguồn chi hoặc những người làm cơng tác GDPL theo sự phân cơng của lãnh đạo thì khơng
phiếu trưng cầu của cán bộ quản lý và GV ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, kết quả đem về như sau:
Bảng 2.26. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên giảng dạy pháp luật
Mức độ Số lượng Tỉ lệ %
Rất tốt 4 1,9
Tốt 15 6,8
Tương đối tốt 20 9,0
Chưa tốt 182 82,3
Thực tế số liệu trên từ ý kiến của cán bộ quản lý và GV đa số đều cho rằng: việc thực hiện chế độ, chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật là chưa tốt chiếm 82,3% đây là vấn đề hết sức chú ý nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người dạy, vì đây khơng phải là chuyên môn của họ nhưng khi thực hiện kiêm nhiệm thì vẫn khơng có hưởng đầy đủ các chế độ. Yêu cầu các trường cần có những đề xuất với cấp trên hoặc có những biện pháp căng cơ để giải quyết tình trạng trên nhằm thực hiện tốt công tác GDPL cho học sinh
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thơng ở thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú Yên
2.5.1. Những ưu điểm, thành tựu
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên cùng sự thống nhất chung của các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hịa, cơng tác GDPL của các trường đã chủ động đưa nội dung GDPL thành một trong các nội dung quan trọng trong giáo dục theo đúng quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp phần trong việc tuyên truyền GDPL đến cho thế hệ trẻ và cho toàn thể xã hội, làm thay đổi ý thức và hành vi pháp luật của học sinh.
Có sự phối hợp thường xuyên giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Công an Tỉnh, Công an thành phố Tuy Hịa, Cơng an phường, Đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh đã góp phần trong việc GDPL học sinh.
Các trường đã nhận thức rõ đúng đắn vai trị của mình cũng như ý nghĩa của công tác GDPL và phối hợp GDPL, chủ động xây dựng kế hoạch, đi đầu trong việc vận động các lực lượng cùng tham gia GDPL cho thanh niên, tổ chức được nhiều hoạt động cũng như nhiều mơ hình hay trong việc tuyên truyền, GDPL cho học sinh như: hưởng ứng các phong trào phịng chống tội phạm ma túy, tổ chức nhiều hình thức sân khấu hóa về an tồn giao thơng, chống bạo lực học đường, tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật đối với mọi hình thức... Thơng qua đó đã góp phần ngăn chặn những học sinh đang có những tư tưởng khơng tốt, có biểu hiện hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Đa số giáo viên các trường tuổi đời cịn khá trẻ nên có nhiều thuận lợi trong việc tiếp xúc, gần gũi, tuyên truyền vận động học sinh sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2.5.2. Hạn chế, yếu kém
Công tác GDPL cho học sinh tuy có những điểm nổi bật nhưng bên cạnh đó cịn những hạn chế của nó đó là một số cán bộ quản lý và học sinh chưa nhận thức đầy đủ về công tác GDPL. Phương pháp GDPL chưa được đa dạng chủ yếu tập trung phương pháp thuyế trình.
kiểm tra đôn đốc nhưng các trường chưa thực sự coi đây là việc làm thường xun. Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều ý kiến cho rằng nội dung , chương trình ít phù hợp với thực tế, đây là vấn đề ảnh hưởng đến sự hứng thú của học sinh, hay nói cách khác chúng ta chưa có sự đầu tư cho cơng việc này và thể hiện ở đây nhiều trường coi công tác GDPL là một bộ mơn phụ nên khơng cần có sự đầu tư nhiều.
Về điều kiện triển khai cho hoạt động giáo dục vẫn tồn tại mà hầu như các trường chưa làm được đó là các chế độ, chính sách cho GV làm cơng tác GDPL chưa có sự quan tâm. Chính vì vậy đã phần nào gây lên sự khó khăn cho người làm cơng tác kiêm nhiệm cũng như nó khơng tạo được động lực để GV nghiên cứu, tìm tịi những nội dung và phương pháp mới thiết thực cho việc giảng dạy GDPL cho học sinh ngày thêm sôi động.
Chương trình, nội dung chưa có mục tiêu cụ thể rõ ràng, cấu trúc chưa hợp lý và chưa được thiêt kế một cách hệ thống.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
a. Về chủ quan
Do năng lực lãnh đạo, quản lý của các trường về công tác GDPL chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tư tưởng coi trọng việc giảng dạy công tác GDPL ở các trường chưa được nhận thức đầy đủ, cho nên về hình thức, nội dung chưa quan tâm.
Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ cũng như chính sách hợp lý hỗ trợ công tác GDPL.
Do những tiêu cực, tệ nạn, đạo đức xã hội bị xuống cấp, một số học sinh dễ bị sa ngã và vi phạm pháp luật.
Chưa có sự kiểm tra chặt chẽ từ cấp trên cho nên nhiều trường chủ quan, ít quan tâm đến cơng tác này.
Chưa có chế tài hợp lý đối với công tác GDPL cũng như chưa xây dựng nội dung chi tiêu cho công tác GDPL.
Các văn bản chỉ đạo về công tác GDPL chưa thực sự bám sát thực tế trường học.
2.5.4. Bên cạnh những cơ hội phát triển, vẫn còn nhiều thách thức
a. Về cơ hội:
- Toàn ngành giáo dục đang nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; các mơn học và nội dung giáo dục đều có cơ hội đổi mới nội dung, chương trình, trong đó có nội dung giáo dục pháp luật.
- Sự quan tâm đầu tư, lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành ngày càng cụ thể và sâu sắc; môi trường nhà trường, xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện, sự kết hợp tốt hơn.
- Các bộ luật hàng năm được ban hành, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, là cơ sở để hồn thiện nội dung, chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.
c. Thách thức
- Diễn biến về hành vi, đạo đức, văn hóa xã hội có những biểu hiện phức tạp, tác động mạnh mẽ lên học sinh và nhà trường.
- Mạng xã hội, Internet bên cạnh mang đến những lợi ích, mặt trái cũng rất nhiều, thiếu tính định hướng, dễ lơi kéo học sinh; rất khó khăn trong kiểm
- Luật pháp được ban hành nhanh, việc cập nhật nội dung khó khăn, có thể dẫn đến quá tải.
2.5.5. Vị trí của thực trạng trên ma trận SWOT
Từ kết quả đánh giá thực trạng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; có thể nói rằng hoạt động quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Tuy Hịa tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng bao trùm lên là: đứng trước những cơ hội lớn, thực trạng vẫn còn những điểm yếu cần nghiêm túc khắc phục. Do vậy, chiến lược để xây dựng biện pháp quản lý cho thời kỳ tới là phải tận dụng những cơ hội đang đến để khắc phục các nhược điểm, tồn tại gặp phải.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thấy rằng hoạt động này đã đạt được những thành công đáng kể. Các trường đã quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh, có kế hoạch hoạt động, thường xuyên kiểm tra, giám sát, xác định đúng mục tiêu và nội dung phù hợp, nhưng bên cạnh ấy về các chế độ cho công tác GDPL, thực trạng điều kiện hỗ trợ cho công tác GDPL vẫn cịn hạn chế.
Để khắc phục tình trạng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, vấn đề đạt ra là cần tìm biện những pháp phát huy thế mạnh, cơ hội đang có để khắc phục những tồn tại, yếu kém đang gặp phải. Biện pháp quản lý ấy phải cần thiết và khả thi đảm bảo ổn định và phát triển; điều này chúng tôi sẽ nghiên cứu ở Chương 3./.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đề xuất phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm về quản lý công tác giáo dục pháp luật đã đạt được trong những năm qua trong quá trình xây dựng và phát triển, trưởng thành của các trường THPT thành phố Tuy Hòa; kế thừa kinh nghiệm quản lý cơng tác GDPL của các nước có nền GDPL phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm về quản lý công tác GDPL ở các trường THPT trong nước.
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Mỗi biện pháp GDPL cho học sinh đều có tính quan trọng, cần chú trọng đến việc thực hiện giáo dục ở các nhà trường phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường.
Khi xây dựng các biện pháp phải căn cứ và xác định được nhân lực, vật lực, tài lực cho thực hiện. Các biện pháp phải có khả năng vận dụng trong thực tế. Vì vậy việc ứng dụng các biện pháp phải dựa trên điều kiện thực tế tại thành phố Tuy Hịa. Bên cạnh đó cần lưu ý đến năng lực cũng như đặc điểm học sinh ở các trường THPT trên địa bàn là vấn đề vô cùng quan trọng
3.1.3. Nguyên tắc tuân thủ pháp lý
Để đảm bảo các quy định pháp luật về GDPL có giá trị pháp lý, thì chúng phải được tuyên truyền, giáo dục đúng về nội dung cũng như hình thức. Điều này có nghĩa là các trường phải thực hiện theo những văn bản pháp luật phù hợp với thực tế của trường mình, theo một trình tự thủ tục luật định, với
những hình thức qui định trong Hiến pháp và luật, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và phải tơn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật, tránh chồng chéo, mâu thuẫn hoặc vi phạm các quy định.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng
GDPL ln gắn liền với thời đại, các biện pháp quản lý GDPL nhằm tăng tính hiệu quả của của quá trình giáo dục và năng cao chất lượng GDPL phải phù hợp với xu thế hiện nay, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDPL trong nhà trường. Đồng thời giáo dục pháp luật cũng phải gắn với việc hình thành các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, tư tưởng, chính trị cho học sinh.
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thơng thành phố Tuy Hồ
3.2.1 Biện pháp 1: Giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục pháp luật lý, giáo viên và học sinh về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong nhà trường
3.2.1.1 Mục đích của biện pháp
Nhận thức có tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách và thực hiện hành vi với xã hội. Nhận thức đúng dẫn đến hành vi và động cơ đúng. Điều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn đến sự thành công hay thất bại của con người mà đặc biệt là trong việc giáo dục và định hướng phát triển thái độ đạo đức. Vì vậy việc cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cuả giáo dục pháp luật trong nhà trường là việc làm cần thiết. Qua đó ở các trường có thể thống nhất với nhau về nội dung, các hình thức và phương pháp hợp lý để công tác giáo dục pháp luật thực sự có hiệu quả và đạt được hiệu quả cao để đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và thực hiện
3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch định kỳ tổ chức cho toàn thể CB-GV và học sinh học tập chính trị, nghiên cứu các chủ trương, đường lối, chính