8. Cấu trúc đề tài
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục phápluật cho học sinh các
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
3.2.4.1 Mục đích của biện pháp
Việc phối hợp các lực lượng trong công tác GDPL là một việc làm vô cùng cần thiết khơng thể thiếu ở các trường, nó giống như điều hiển nhiên nếu khơng có được sự phối hợp này thì chất lượng và kết quả giáo dục sẽ đi về đâu,vì đây là yêu cầu tât yếu để đạt được mục tiêu giáo dục.
Khi có sự phối hợp giữa các lực lượng này thì mơi trường giáo dục sẽ tạo nên sự thống nhất, đồng bộ từ nhận thức đến hành động, từ mục đích đến nội dung, từ phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Từ đó sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao và tạo nên một sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ biến cái khó khăn thành cái hiện thực dễ làm.
3.2.4.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Việc giáo dục cho học sinh nói chung ln cần có sự chung tay của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và GDPL nói riêng ln ln địi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội.
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: " Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự
giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957). Chúng ta đều biết rằng, trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa nhà trường, gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính ngun tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự thống nhất chung về các hình thức cũng như nội dung GDPL cho phù hợp với điều kiện thực tế, có kế hoạch cụ thể, có sự thống nhất trong quá trình thực hiện.
Phối hợp các lực lượng trong nhà trường: Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức, biện pháp GDPL trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.
Tổ chức các cuộc họp phổ biến, quán triệt thống nhất chung, hoặc thông qua các cuộc họp hội cha mẹ học sinh để đưa ra các biện pháp phối hợp
Hiệu trưởng tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn phương pháp tổ chức, thực hiện việc tổ chức phối hơp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDPL cho học sinh.
Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm tổ chức GDPL cho học sinh (ngoài dạy chữ là dạy người).
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để tổ chức thực hiện đồng bộ công tác GDPL theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên. Cơ chế phối hợp phải quy định rõ bên chủ trì, bên phối hợp, trách nhiệm của từng bên; định kỳ có tổ chức họp liên tịch để đánh giá, điều chỉnh.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng phải là người trực tiếp xây dựng kế hoạch – tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra - xử lý kết quả công tác GDPL học sinh quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; chỉ đạo các thành viên trong nhà trường (Phó Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh ) trong công tác GDPL cho học sinh.
Tổ chức các hội nghị liên tịch để thông qua kế hoạch chỉ đạo phối hợp GDPL cho học sinh. Nhà trường phải đóng vai trị chủ đạo trình bày kế hoạch tổng thể về mục tiêu của cấp học, các khối lớp.
Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội nhằm GDPL cho học sinh.
Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDPL cho học sinh.
3.2.5. Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật