Các biện pháp có tính khả thi và cần thiết cao qua kết quả khảo sát như trên và đối chiếu với thực trạng hiện nay về công tác GDPL các trường THPT thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho thấy ý nghĩa của từng biện pháp như sau:
- Việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa
quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh ở trường THPT.
- Đổi mới công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch GDPL là để chủ thể quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình, có ý nghĩa then chốt.
- Đa dạng hố nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật là cần thiết để tạo ra sự sinh động, lôi kéo học sinh; hiện còn rất thiếu ở các trường.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh là biện pháp tất yếu, vì giáo dục nói chung và GDPL nói riêng, chỉ một mình nhà trường thực hiện thì rất khó thành cơng.
- Đảm bảo các điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật là yêu cầu mang tính cân đối của kế hoạch, nếu khơng quan tâm chỉ đạo thì sẽ khó đạt được (kết quả khảo sát cho thấy tính cần thiết cao, tính khả thi thấp).
- Đổi mới cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý nhìn nhận được kết quả, từ đó rút kinh nghiệm cho chu kỳ kế hoạch tiếp theo.
Toàn bộ 6 biện pháp đã được đề xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục ý thức, hình thành nhân cách và niềm tin pháp luật cho học sinh để sống có lý tưởng, đạo đức tốt và hành vi chuẩn mực.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, trong chương 3 này, chúng tơi đề xuất 06 nhóm biện pháp QL của hiệu trưởng về công tác GDPL ở các trường THPT thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã được khảo nghiệm trong thực tế và cho rằng các biện pháp này cần thiết và có tính khả thi cao. Đây là cơ sở khoa học để vận dụng vào thực tiễn quản lý công tác GDPL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới, sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDPL của các trường. Tuy nhiên, khi triển khai cần kết hợp đồng bộ và linh hoạt các biện pháp, có những điều chỉnh phù hợp. Các biện pháp này tuy chưa phải là một hệ thống biện pháp phù hợp hoàn toàn tuyệt đối, nhưng là những biện pháp chủ yếu có tính cấp thiết và tính khả thi cao, trong quá trình tổ chức thực hiện căn cứ vào điều kiện thực tế ở các trường cần tiếp tục bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra những kết luận như sau:
Công tác GDPL cho học sinh ở trường THPT là hoạt động tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức pháp luật, những kỹ năng và kỹ xảo; hoạt động nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó hình thành nhân cách, ý thức trách nhiệm bản thân của mình đối với gia đình và xã hội, xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục. Trong công tác quản lý GDPL cho học sinh THPT, người hiệu trưởng cần thể hiện rõ vai trò QL mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, các điều kiện hỗ trợ và kiểm tra đánh giá … một cách đồng bộ và tồn diện. Theo đó trọng tâm hàng đầu của việc GDPL là xác định đúng định hướng, nội dung, phương pháp, hình thức để có thể truyền tải một cách đầy đủ nhất nội dung GDPL đến học sinh.
Công tác quản lý GDPL cho học sinh của hiệu trưởng các trường THPT thành phốTuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian vừa qua có những mặt mạnh là CBQL đều đã nhận thức được tầm quan trọng, chủ động xây dựng kế hoạch, đi đầu trong việc vận động các lực lượng cùng tham gia GDPL cho học sinh; tuy vậy, vẫn còn những mặt còn hạn chế như nội dung chương trình GDPL chưa thật hợp lý và thiếu cập nhật, hình thức giáo dục cịn nghèo nàn,: cơng tác kiểm tra, đánh giá thiếu thường xuyên, thiếu chính sách chế độ và nghèo nàn về cơ sở vật chất, tài chính. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới biện pháp quản lý GDPL cho học sinh, đó cũng là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động giáo dục ở các trường THPT thành phố Tuy Hòa nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý công tác GDPL của hiệu trưởng các trường THPT thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú n chúng tơi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác GDPL sau:
- Giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Đổi mới công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt đông chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
- Đa dạng hố nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật. - Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
- Đảm bảo điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật. - Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả khảo sát ý kiến cho thấy: Các biện pháp quản lý công tác GDPL của hiệu trưởng các trường THPT thành phốTuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác GDPL được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao.
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục điều chỉnh nội dung chương trình sách phù hợp với mục tiêu cấp THPT, đảm bảo tính tinh giản, cơ bản, hiện đại, thực tiễn, đảm bảo điều kiện để HS lĩnh hội được kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Cần có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể, rõ ràng trong bối cảnh giáo dục phổ thơng hiện nay. Nhanh chóng có các chỉ đạo quyết liệt về việc thực hiện và tính hiệu quả của cơng tác GDPL ở các trường THPT.
- Nghiên cứu ban hành các tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng cơng tác GDPL nói riêng để mọi trường THPT có cơ sở pháp lí trong việc đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác GDPL.
- Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho CBQL và GV làm công tác GDPL đảm bảo hiệu quả và chất lượng; quan tâm hỗ trợ điều kiện CSVC, trang thiết bị cho hoạt động GDPL.
- Định kỳ, tổ chức hội nghị, thảo luận đánh giá về tình hình hoạt động của công tác GDPL và giới thiệu các việc làm hay của các trường để nhân rộng các mơ hình hay.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- Cần cụ thể hóa chiến lược phát triển công tác GDPL của cả nước thành các chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể ở địa phương.
- Xây dựng chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo làm công tác GDPL. - Duy trì sự tham gia vào công tác GDPL và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, làm cho mọi gia đình, mọi cá nhân tự ý thức và thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác GDPL.
- Tạo điều kiện cho việc giáo dục pháp luật ở các trường THPT ngày một thuận lợi hơn.
- Quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng CSVC, các trang thiết bị phục vụ cho các trường THPT.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Tư pháp có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV làm cơng tác GDPL . Cần có chính sách thu hút các GV, đảm bảo đủ số lượng GV làm công tác GDPL cho các trường.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tăng cường hỗ trợ trực tiếp về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng CSVC, trang thiết bị, các nguồn kinh phí dành cho các trường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác GDPL ở các trường THPT nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác GDPL.
2.4. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hòa
- Cần hỗ trợ đầu tư CSVC, phòng học, các thiết bị để các trường THPT trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, như ưu tiên mở rộng diện tích đất, khn viên cho các nhà trường.
- Có biện pháp tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể học sinh, các bậc phụ huynh và mọi người dân trong thành phố về trách nhiệm sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của GDPL đối với hoc sinh hiện nay.
- Vận động các tổ chức đoàn thể, nhân dân thường xuyên và cùng chung tay tham gia vào công tác GDPL.
2.5. Đối với hiệu trưởng, giáo viên các trường trung học phổ thơng thành phố Tuy Hịa.
- Cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như các văn bản về công tác GDPL. Biết vận dụng một cách chủ động,
lý công tác GDPL một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp QL, chỉ đạo công tác GDPL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL ở nhà trường, đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một cách tích cực việc đa dạng hóa hình thức và phương pháp GDPL.
- Hiệu trưởng cần huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tạo động lực thúc đẩy người dạy và người học. Đảm bảo đầy đủ CSVC cũng như các phương tiện phục vụ cho hoạt động GDPL.
- CBQL cần không ngừng nâng cao sự hiểu biết về pháp luật và năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.
- Hiệu trưởng cần có sự kiểm tra, theo dõi, đánh giá công tác GDPL và tăng cường quản lý việc bồi dưỡng của GV về công tác GDPL đưa vào làm tiêu chí thi đua để đánh giá chất lượng của GV.
- Đối với GV cần tự giác, chủ động, phát huy năng lực tự học, tự rèn để nâng cao kiến thức vê pháp luật, nghiệp vụ sư phạm; tìm hiểu, nắm bắt tâm lý, điều kiện hồn cảnh của từng HS; ln cởi mở, thân thiện, tạo niềm tin yêu và cho HS tích cực tham gia tốt các hoạt động GDPL của nhà trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anuba(1994) Quản lý là gì? NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 58/2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998),
Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo) Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tư pháp, Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
[5] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2014), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6] Huỳnh Bọng (2012), Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
[7] Nguyễn Hữu Châu (1999), Định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ XXI, Viện khoa học giáo dục
[8] Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
[9] Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. [10] Chính phủ (2009) , Đề án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong nhà trường” .
[12] Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phùng Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb Văn phòng Trung ương Đảng.
[16] Giáo trình những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị - Hành chính giáo dục 2012
[17] Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nxb Chính trị quốc gia .
[18] Nguyến Hải (2012), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định – Thực trạng và giải pháp.
[19] Hiến pháp 1992 Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2009
[20] Phan Văn Kha (2007), Quản lý nhà nước về giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[21] Đặng Văn Khánh ( 2015), Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
[22] Trần Hậu Kiểm (1997), Đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. [23] Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
[24] Nguyễn Đình Đặng Lục (2000), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục Hà Nội.
[25] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo TW1, Hà Nội. [26] Quốc hội (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[27] Quốc hội (2012), Luật Phổ biến giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012
[28] Phát triển giáo dục – phát triển con người phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
[29] Lê Minh Tâm (2003), Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
[30] Lê Khánh Tuấn: Dự báo và kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2016 (Tái bản lần 1).
[31] Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, NXB Hà Nội
[32] V.I.Lênin (1977), Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội. [33] Về con người phát triển tồn diện trong thời kỳ CNH, HĐH. Nxb Chính
PHỤ LỤC
Số
hiệu Tên phụ lục Trang
1
PHIẾU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
i
2
PHIẾU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ
quản lý, giáo viên và cán bộ Đoàn thanh niên các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
xiii
3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học sinh các
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho CB quản lý và giáo viên)
Để tham khảo ý kiến nhằm giúp cho việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ở thành phố Tuy Hòa hiện nay, kính mong đồng chí vui lịng cho biết ý kiến của mình về