BIẾN PHÁP 4: ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CHẾ BIẾN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 136 - 138)

SẢN XUẤT CHẾ BIẾN

1. Cơ sở của gải pháp

Đối với ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì chất lượng nguyên liệu đầu vào có ý nghĩa quyết định đển chất lượng thành phẩm đầu ra, chỉ cần sơ xuất để nguyên liệu đầu vào bị giảm sút về chất lượng hay có chất lượng kém như: ươn, hỏng... Hay nguyên liệu đầu vào không đạt chất lượng thì chắc rằng sản phẩm sẽ có chất lượng kém du cho kỹ thuật chế biến có hiện đại tới đâu. Do vậy, đểđảm bảo chất lượng sản phẩm tạo ra thì yêu cầu cần thiết là phải đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu vào tốt còn giúp cho Công ty giảm hao hụt do các phế phẩm giảm và hao phí nguyên liệu trên một sản phẩm giảm.

Khi nhu cầu thuỷ sản trên thế giới nói chung và của thị trường EU ngày một tăng cao thì yêu cầu đảm bảo số lượng sản phẩm cung ứng cần thiết để cung cấp cho thị trường là vô cùng quan trọng. Muốn vậy thì quá trình sản xuất phải diễn ra liên tục. Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, tận dụng được công suất của máy móc và năng suất lao động của công nhân thì phải cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Hơn nữa do nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất chế biến thuỷ sản ngày một tăng cao trong khi nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu khai thác có nguy cơ ngày một can kiệt, chính vì vậy tình trạng cạnh tranh về nguyên liệu giữa các doanh nghiệp sẽ ngày một gay gắt hơn. Các Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu cho chế biến. Vì vậy nếu các Công ty không có sựđiều chỉnh trong thu mua nguyên liệu thì trong thời gian tới có thể gặp nhiều khó khăn.

2. Nội dung của giải pháp

Để đảm bảo cung ứng nguyên liệu đầy đủ và kịp thời cho sản xuất chế biến, và đảm bảo về mặt chất lượng cũng như giá cả hợp lý thì Công ty cần làm tốt các công việc sau:

- Xác định chính xác nhu cầu nguyên liệu thu mua: Công ty cần xác định rõ lượng nguyên liệu cần thu mua để phục vụ cho sản xuất đáp ứng nhu cầu. Để tận dụng hết công suất của máy móc, năng suất của người lao động, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu thì Công ty cần phải dựa trên mức tiêu hao nguyên liệu cần thiết cho một sản phẩm, dựa trên số lượng sản phẩm cần sản xuất hoặc có thể sản xuất, dựa vào công suất của máy móc và năng suất lao động.

- Cải tiến phương thức thu mua: nắm bắt kịp thời các thông tin về nguồn hàng, giá cả, sản lượng để chủ động trong thu mua nguyên liệu. Đồng thời phải luôn tăng cường theo dõi kế hoạch thu mua nguyên liệu của các đối thủ cạnh tranh để từ đó có những điều chỉnh và đề ra các chính sách, kế hoạch thu mua hợp lý để mua được nguyên liệu tốt, đủ số lượng và chất lượng hợp lý.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ thu mua nguyên liệu, lựa chọn những cán bộ thu mua có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của công việc. Do đó Công ty cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thu mua nguyên liệu.

- Trang bị hệ thống xe lạnh, thiết bị, nhà xưởng bảo quản nguyên liệu tốt. - Tiếp tục duy trì quan hệ mua bán mật thiết với ngư dân đánh bắt trực tiếp, các chủ trại nuôi để mua nguyên liệu trực tiếp từ các đơn vị này mà không cần phải qua trung gian. Tạo uy tín với họ bằng việc mua đúng giá, thanh toán nhanh chóng. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi Công ty phải chuẩn bị tốt về mặt tài chính, phải có kế hoạch tài chính sao cho đảm bảo thanh toán đúng hạn các khoản nợ cho người bán.

Duy trì quan hệ tốt với các chủ nậu, chủ vựa để họ ưu tiên cung ứng nguyên liệu đầy đủ, kịp thời cho Công ty, đặc biệt là trong thời gian trái vụđể họ không ép giá. Việc duy trì mối quan hệ này là cần thiết khi hiện nay Công ty chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ trực tiếp với các đơn vị sản xuất nguyên liệu mà lượng nguyên liệu cung ứng cho Công ty chủ yếu là thông qua các chủ đầu nậu, đầu vựa là chính.

Trong thời gian tới, Công ty nên có chiến lược hội nhập dọc ngược chiều. Bằng cách Công ty có thể hỗ trợ một phần vốn nhất định cho các cơ sở khi thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản, hoặc là Công ty hỗ trợ máy móc thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật cho các đơn vị này để họ có điều kiện khai thác, nuôi trồng nguyên liệu có chất lượng tốt, ký kết các hợp đồng bao tiêu nguyên liệu cho các đơn vị này.

Thông qua đây để các đơn vị cung ứng nguyên liệu yên tâm, tin tưởng và bắt buộc cung ứng cho Công ty nguồn nguyên liệu đảm bảo cả về mặt chất lượng và số lượng. Để thực hiện chiến lược này, Công ty cần có một lượng vốn tương đối lớn, việc cung ứng trước vốn cho các đợn vị này đồng nghĩa với việc lượng vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng nhưng đó là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng, số lượng và giá cả nguyên liệu hợp lý. Chiến lược này giúp Công ty giảm được những rủi ro về sự biến động của thị trường đầu vào, và giảm được chi phí qua trung gian. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ phụ thuộc với các nhà cung cấp giúp Công ty tránh được nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo mất người cung ứng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của Công ty.

3. Hiệu quả của biện pháp

Có nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh với giá cả hợp lý.

Đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tận dụng công suất máy móc thiết bị, lao động, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, tạo uy tín lòng tin đối với bạn hàng EU.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)