BẢNG 2: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY ( tính đến ngày 1/1/2006)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 43 - 48)

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY F17 1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

BẢNG 2: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY ( tính đến ngày 1/1/2006)

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

BẢNG 2: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY ( tính đến ngày 1/1/2006)

ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY ( tính đến ngày 1/1/2006)

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đơn vị Tổng lao động Trong đó nữ Đai học Trung cấp Trình độ khác Khối quản lý 53 26 36 4 13 Của hàng vật tư 2 2 1 1 Nhà hàng Seafood 3 1 2 1 Nhà máy CBTS 90 47 29 16 6 25 Nhà máy CBTS 17 72 41 41 11 20 Phân xưởng cơđiện 3 1 1 2 Tổng cộng 180 99 96 23 61 Tỷ lệ (%) 100 55 53,3 12,8 23,9 Nguồn: Phòng Tài vụ Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy lượng lao động gián tiếp của Công ty là 180 người chiếm tỷ lệ 20,7% lao động toàn Công ty. Trong đó trình độđại học là 96 người chiếm tỷ lệ lớn nhất (53,3%), trung cấp là 23 người chiếm tỷ lệ 12,8%, còn lại là trình độ khác.

Xét theo từng bộ phận thì lao động gián tiếp ở Nhà máy chế biến thuỷ sản 17 là lớn nhất với 72 người (40%) trong đó có 41 người có trình độ đại học (22,8%). Tiếp đến là khối quản lý với 53 người (29,4%), nhà máy F90 có 47 người (26,1%).

Nhìn chung trình độ của lao động gián tiếp của Công ty là khá cao, chất lượng lao động tốt, điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc quản lý, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mặc dù lượng lao động gián tiếp của Công ty giảm xuống hàng năm nhưng trình độ của lực luợng này lại tăng lên với số người có trình độ đại học năm 2001 là 42,6%, 2002 là 48,8%, 2004 là 51,61%, 2005 là 53,5%. Chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm tới chất lượng của đội ngũ lao động gián tiếp. Tuy họ không phải là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng vai trò của họ cũng rất quan trọng trong việc điều hành, quản lý sản

xuất nhằm tiết kiệm, và sử dụng hợp lý các nguồn lực, lập phương án kinh doanh, định hướng cho sản xuất…nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, khi các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam nói chung và F17 nói riêng xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài thì sự cạnh tranh đó lại ngày càng khốc liệt hơn. Công ty phải cạnh tranh với các Công ty trong nước trên các phương diện như: chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, thời gian cung ứng, giá cả…Trong khi nhu cầu của khách hàng về thuỷ sản ngày càng cao về mặt chất lượng. Bên cạnh đó thì khoa học công nghệ, kỹ thuật chế biến ngày càng phát triển đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao để phù hợp với quy trình công nghệ. Nhất là các công đoạn chế biến thủ công trình độ tay nghề của lao động là vô cùng quan trọng. Nó có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng nguyên liệu

BẢNG 3: CẤP BẬC CÔNG NHÂN KHỐI TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY ( tính đến ngày 1/1/2006) Nguồn: Phòng tài vụ Cấp bậc công nhân Đơn vị Tổng Trong đó nữ 1 2 3 4 5 6 7 Nhà ăn 19 19 5 2 7 4 1 Vận hành 21 5 7 3 2 1 3 Nhà hàng seafood 9 4 7 2 Nhà máy CBTS 17 455 385 206 88 59 26 23 53 Nhà máy CBTS 90 145 115 38 36 35 23 11 2 Phân xưởng cơđiện 23 11 1 9 2 Bốc xếp P K.D+lái xe 13 6 4 3

Vệ sinh+ lái xe C.ty 5 2 1 2 2

Tổng cộng 690 527 279 141 109 56 45 57 3 Tỷ lệ (%) 100 76,38 40,43 20,43 15,8 8,12 6,52 8,26 0,43 T ra ng 4 4

Nhận xét:

Từ bảng trên ta thấy lực lượng lao động trực tiếp của Công ty là 690 người- chiếm 79,3% lực lượng lao động của toàn Công ty. Trong lực lượng lao động trực tiếp thì công nhân bậc 1 là 279 người – chiếm tỷ lệ 40,3 %, công nhân bậc 2 là 141 người – chiếm tỷ lệ 20,4 %, công nhân bậc ba là 109 người- chiếm tỷ lệ 15,8 %, tổng số công nhân bậc 4, 5, 6,7 là 161 người – chiếm tỷ lệ 23,5 %. Qua đây cho thấy lượng lao động bậc 1và bậc 2 trong Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này là do đặc thù của ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cần nhiều lao động thủ công, trực tiếp có trình độ không cần phải cao lắm để xử lý nguyên liệu trong giai đoạn đầu. Còn lượng lao động có tay nghề cao của Công ty là từ bậc 4 tới bậc 7 chiếm gần 1/4 lao động trực tiếp, họ là những người làm việc lâu năm tại Công ty, có nhiều kinh nghiệm và có trình độ tay nghề vững vàng, cao. Họ thường làm việc trong các khâu xử lý yêu cầu lao động có trình độ cao, và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên lao động bậc 7 chỉ có 3 người- tương ứng với tỷ lệ 0,45 %, đây là một tỷ lệ rất nhỏ. Những người này tập trung trong bộ phận vận hành, điều này là hợp lý vì đây là nơi cần lao động có trình độ cao để vận hành máy móc. Công ty nên tập trung nâng cao tay nghề cho các công nhân là việc tại các phân xưởng, trong các công đoạn xử lý sản phẩm phức tạp, và ở các bộ phận như vận hành máy móc.

Xét trên bình diện toàn Công ty thì lực lượng lao động là nữ chiếm tỷ lệđa số, 632 người tương ứng với tỷ lệ là 72 %, trong đó lao động trực tiếp là 527 người tương ứng với tỷ lệ là 60,6 %. Điều này là do đặc thù của ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, các công đoạn xử lý sản phẩm là nhiều, yêu cầu công việc là tỉ mỷ, lao động thủ công là phần lớn, công việc tương đối nhẹ nhàng, vì vậy phù hợp với nữ giới.

Hiện tại Công ty đã chế biến và xuất khẩu một số mặt hàng có giá trị gia tăng. Các sản phẩm giá trị gia tăng này đều do lao động có tay nghề bậc cao chế biến tại các khâu phức tạp. Do lượng sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty còn ít, chưa nhiều quy trình chế biến cũng không qúa phức tạp nên lực lượng lao động bậc cao tại Công ty hiện tại đủ khả năng chế biến để tạo sản phẩm phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường. Vì vậy, hiện tại tuy lực lượng lao động đang bậc thấp (bậc 1 và 2) chiếm tỷ lệ lớn (60,7%) trong tổng lực lượng lao động của Công ty nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến việc tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty. Hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu vẫn là xuất các sản phẩm qua sơ chế, chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng nên các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở các khâu xử lý đơn giản, các khâu xử lý này chỉ cần lao động bậc thấp cũng có thể làm được chứ không cần lao động có trình độ cao. Do vậy trong điều kiện hiện tại và vài năm tới thì cơ cấu lao động

của Công ty như hiện nay là có thể chấp nhận được. Nhưng trong tương lai, với xu hướng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng nhiều thì cơ cấu lao động mà tỷ lệ lao động bậc thấp quá lớn như vậy là một trở ngại lớn cho việc gia tăng sản phẩm giá trị gia tăng. Chính vì vậy Công ty luôn luôn khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề thông qua một số hình thức như: thưởng cho những công nhân đạt năng suất lao động cao, có sáng kiến đóng góp cho quá trình chế biến sản phẩm của Công ty đạt hiệu quả cao hơn… Các công nhân bậc cao có trách nhiệm dạy, hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm cho công nhân bậc thấp để họ có thể dễ dàng hơn trong việc nâng cao tay nghề lao động.

Hàng năm Công ty tổ chức cuộc thi nâng cao tay nghề cho người lao động như cuộc thi “bàn tay vàng” hay hội thi “thợ giỏi” góp phần tăng năng suất lao động, bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, cống hiến hết mình vào sự nghiệp phát triển của Công ty. Tuy vậy, các chương trình kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân thành các công nhân bậc cao cũng chưa được Công ty chú trọng đúng mức.

Tóm lại lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi chỉ có lực lượng lao động mới làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành. Ngày nay khi công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nhiều ngành công nghiệp máy móc đã tự động hoá hoàn toàn. Tuy nhiên đối với ngành chế biến thuỷ sản thì lao động thủ công vẫn là đặc thù cơ bản, bởi lẽ chỉ có con người mới kiểm tra được chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra thoả mãn đúng yêu cầu của người tiêu dùng. Chỉ có con người mới thực hiện được các công đoạn thủ công phức tạp trong chế biến, phân biệt được màu sắc, mùi vị khác nhau trên các sản phẩm cùng loại…Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 43 - 48)