GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀO THỊ TRƯỜNG EU
1. Sự cần thiết phải đưa ra giải pháp
Ngày nay người tiêu dùng thủy sản trên thế giới có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng nhiều. Thị trường EU cũng vậy, người tiêu dùng EU ưa thích các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng nhiều. Thị trường Anh thì ưa thích các sản phẩm chế biến sẵn từ Cá (Cá rán, Cá viên,…), thị trường Ý thì ưa chuộng các sản phẩm như Mì ống với Mực nguyên con nhồi thịt, Mực cắt khoanh hoặc Mực luộc cắt khoanh bao bột, Tây Ban Nha có xu hướng chuyển sang sản phẩm chế biến cao; Cá đóng hộp và các sản phẩm chế biến sẵn từ Cá. Nói chung là cùng với việc tăng sản lượng tiêu dùng thủy sản qua các năm thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng tăng lên. Vì vậy việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng vào thị trường EU là phù hợp với nhu cầu.
Hơn nữa khi xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng thì hiệu quả xuất khẩu là cao hơn nhiều so với việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản mới qua sơ chế. Chỉ với sản lượng sản phẩm ít nhưng lại thu về lượng giá trị lớn hơn. Nhờ các sản phẩm giá trị gia tăng (đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng độc đáo) thì Công ty mới thực sự gây được ấn tượng đối với người tiêu dùng EU, làm tăng uy tín của Công ty tại thị trường này. Việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng còn giúp Công ty giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên liệu trong những ngày trái vụ. Bởi vì thủy sản là ngành mang tính mùa vụ rất rõ nét. Vào những tháng chính vụ thì lượng nguyên liệu lớn, do vậy Công ty có đủ nguyên liệu đểđáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng vào những tháng trái vụ, lượng nguyên liệu không đủđể cho hoạt động sản xuất chế biến cung ứng cho khách hàng, vì vậy Công ty cần có chiến lược để khắc phục tình trạng này. Trong chính vụ Công ty có thể tập trung xuất
khẩu các sản phẩm qua sơ chế do lượng nguyên liệu cung cấp đủ, còn vào trái vụ thì Công ty tập trung chế biến xuất khẩu các hàng giá trị gia tăng.
Hiện nay xuất khẩu vào thị trường EU Công ty chưa có một mặt hàng giá trị gia tăng nào, Công ty lại mới xuất khẩu vào EU trong những năm gần đây. Vì vậy việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng vào thị trường này là cần thiết trong những năm tới. Nó là nhân tố thuận lợi để Công ty quảng bá hình ảnh của mình và sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng EU, giúp Công ty nhanh chóng chiếm được một vị trí vững chắc tại EU.
2. Nội dung của giải pháp
v Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, xem thị trường ưa thích tiêu dùng các sản phẩm giá trị gia tăng như thế nào để tạo ra và cung ứng các sản phẩm đó.
- Đối với thị trường Ý: ưa thích các sản phẩm như Mực nguyên con nhồi thịt, mực cắt khoanh hoặc Mực luộc cắt khoanh bao bột, sản phẩm fille ướp muối đông lạnh…. Vì vậy Công ty có thể chế biến các sản phẩm này cung ứng cho thị trường.
- Thị trường Anh: ưa chuộng các sản phẩm chế biến sẵn từ Cá như Cá rán, cá viên, tôm cocktial, salat tôm, bánh pizza tôm, sandwick tôm… nên Công ty có thể phát triển các sản phẩm này.
- Thị trường Pháp: tiêu thụ rất lớn lượng surimi như surimi thỏi, surimi cắt lát, surimi vụn, tôm bóc nõn…
- Thị trường Đức: tiêu thu nhiều shushi, ưa thích các mặt hàng chế biến sẵn (tẩm bột, tẩm gia vị…) với mẫu mã hấp dẫn, các sản phẩm cá ngừ cắt miếng, các cắt thỏi bao bột. Người Đức rất vui lòng khi mua các sản phẩm fille đông lạnh rã đông được bán như sản phẩm tươi.
- Thị trường Bỉ: nhập khẩu Tôm và Cá rất lớn vì vậy Công ty nên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng thuộc loại này, đó cũng là thế mạnh của Công ty. Ngoài các nước EU mà Công ty xuất khẩu sang thì Công ty nên tìm kiếm khách hàng ở các quốc gia khác.
v Nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm giá trị gia tăng có tính độc đáo riêng: - Thành lập một bộ phạn chuyên trách về việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm gía trị gia tăng mới, có giá trị kinh tế cao, có nét riêng biệt, độc đáo.
- Khuyến khích đội ngũ công nhân viên trong Công ty tích cực phát huy sáng kiến, tìm tòi để có thể tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng thông qua các cuộc thi sáng tạo sản phẩm mới…
- Đầu tưđể hoàn thiện thêm phân xưởng chế biến hàng cao cấp.
- Đầu tưđểđổi mới các máy móc thiết bị, nhập dây truyền công nghệ tiên tiến hiện đại để phục vụ quá trình chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
v Đào tạo tay nghề cho người lao động. Hướng dẫn người lao động sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến.
- Thuê chuyên gia về để hướng dẫn cán bộ công nhân viên sử dụng các hệ thông máy móc công nghệ mới nhằm đạt hiệu quả cao.
- Cử các cán bộ, nhân viên chuyên trách đi học hỏi, tham khảo cách sử dụng các máy móc, công nghệ mới.
- Những nguời trên có nhiệm vụ hướng dẫn tận tình cho công nhân.
- Có thểđò tạo riêng đội ngũ công nhân chuyên chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng.
- Có các kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, thường xuyên tổ chức các cuộc thi nâng bậc, các cuộc thi “ thợ giỏi”, cuộc thi” bàn tay vàng”
v Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến có chất lượng tốt thì mới đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.
v Bên cạnh đó, bao bì của của sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng giá trị của sản phẩm. Người tiêu dùng ngày nay mua sản phẩm không chỉ vì chất lượng cái bên trong bao bì mà còn vì tính thẩm mĩ của bao bì nữa. Những bao bì bắt mắt, hẫp dẫn về hình thức và mang tính độc đáo riêng luôn được người tiêu dùng lựa chọn.
- Hàng thủy sản của Công ty phải có bao bì dễ phân biệt với các hàng hóa khác cùng loại trên thị trường. Và đặc biệt là bao bì phải có những hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng và những thông tin cần thiết khác.
- Hình ảnh bao bì phải nói lên được sản phẩm này tốt cho người tiêu dùng, an toàn và dễ sử dụng. Vì thế, trên bao bì cần có những hình ảnh thể hiện được những yếu tố như: sạch, tươi, kỹ thuật cao,…
- Loại bao bì: nên sử dụng những hộp chứa trong suốt, có nắp hàn kín như vậy sẽ tạo được sựảnh hưởng của họ về sản phẩm của Công ty đã được đóng gói kỹ, tiệt trùng.
3. Hiệu quả của giải pháp
BẢNG 43 : SO SANH HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM THƯỜNG VÀ SẢN PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Chỉ tiêu Tôm sú PD sống Tôm sú Cocktail
1. Giá nguyên liệu (đồng/kg) 43.800 43.800
2. ĐMKT 1,943 2,01
3. Phí chế biến (USD/Kg) 1,135 0,201
4. Nước sốt Cà chua 0,85
5. Giá thành (USD/Kg) 5,66 6,75
6. Giá bán FOB (USD/Kg) 6,05 7,35 7. Lợi nhuận (USD/Kg) 0,39 0,6 7. Lợi nhuận (USD/Kg) 0,39 0,6 8. Tỷ suất LN/CP (%) 6,89 8,83
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhận xét: v Mặt hàng Tôm sú PD sống Giá bán = 6,05 USD/Kg Lợi nhuận = 6,05 – 5,66 = 0,39 USD/Kg v Mặt hàng Tôm sú Cocktail Giá bán = 7,35 USD/Kg Lợi nhuận = 7,35 – 6,75 = 0,6 USD/Kg
Qua phân tích trên, ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra để chế biến Tôm sú PD sống mang lại cho Công ty 0,0699 đồng lợi nhuận, trong khi một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất Tốm sú Cocktail sẽ mang lại cho Công ty 0,0888 đồng lợi nhuận. Vậy việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng mang lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty.
Giá thành = 43.800 15.300 x 1,943 + 1,135 = 5,66(USD/Kg) Tỷ suất LN/CP = 0,39 5,66 = 6,89 % Giá thành = 43.800 15.300 x 2,01 + 0,85 = 6,75(USD/Kg) Tỷ suất LN/CP = 0,6 6,75 = 8,88 %
v Hiệu quả của giải pháp:
- Giải quyết được tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vào những lúc trái vụ và tạo việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi trong thời gian này. - Nâng cao hiệu quả xuất khẩu và thu lợi nhuận cao.
- Làm phong phú thêm các mặt hàng xuất khẩu vào EU . - Làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty tại EU .
- Tạo uy tín tốt với thị trường này, giúp Công ty rút ngắn khoảng cách tới người tiêu dùng.