Vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 51 - 52)

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY F17 1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

30 Các máy móc thiết bị khác

6.4. Vốn của Công ty

So với các yếu tố đầu vào khác là nguyên liệu và lao động thì vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động xản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhất là trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, nếu không có vốn thì doanh nghiệp rất khó mua được nguyên liệu phục vụ xản xuất chế biến liên tục, rất khó để thuê nhân công. Vốn đóng vai trò quyết định trong việc tạo lập doanh nghiệp và mở rộng qui mô xản xuất kinh doanh.

Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại, giúp doanh nghiệp thu mua được tối đa lượng nguyên liệu thủy sản khi vào chính vụđể sản xuất hàng hoá dự trữ.

Công ty F17 khi mới thành lập nguồn vốn ban đầu chỉ là hệ thống nhà xưởng nghèo nàn, hệ thống trang thiết bị, máy móc cũ kỹ, lạc hậu, công suất của nhà máy chỉ là 300 kg/ngày, kho bảo quản chỉ chứa được 20 tấn, nhà xưởng chế biến chật hẹp chưa đầy 200 m2 tiền vốn không có, kỹ thuật cơ điện lạnh cũng không, công nhân lành nghề thiếu trầm trọng. Tuy nhiên đến nay Công ty đã trở thành một trong những con chim đầu đàn của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hoà, quy mô Công ty khá lớn với 3 phân xưởng sản xuất, công suất cấp đông lên trên 70 tấn/ngày, công suất kho lạnh trên 2.000 tấn, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh tăng đáng kể phục vụ cho quy mô xuất khẩu ngày càng mở rộng của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)