Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2003-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 63 - 67)

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY F17 1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2003-

BẢNG 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2003 – 2005 (ĐVT: Triệu đồng) VT: Triệu đồng) Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 387.712,91 432.056,56 462.516,69 44.343,65 11,44 30.460,13 7,05 2. Trong đó : DTXK 350.999,49 393.624,38 432.376,58 42.624,89 12,14 38.752,20 9,84 3. Tổng chi phí 379.499,89 406.972,76 424.442,97 27.472,87 7,24 17.470,21 4,29 4. LN sau thuế 5.510,53 14.078,14 36.655,55 8.567,61 155,48 22.577,41 160,37 5. Vốn chủ sở hữu 35.179 38.911 79.323 3.732 10,61 40412 103,86 6. Vốn kinh doanh 154.819 176.366 307.872 21.547 13,92 131.506 74,56 7.TSLN/Tổng Doanh thu (%) 1,42 3,26 7,93 1,84 % 4,67 % 8.TSLN/Doanh thu xuất khẩu (%) 1,57 3,58 8,48 2,01 % 4,90 % 9. TSLN/Tổng chi phí (%) 1,45 3,46 8,64 2,01% 5,18 % 10.TSLN/Vốn chủ sở hữu (%) 1,66 36,18 46,21 20,52 % 10,03 % 11.TSLN/Vốn kinh doanh (%) 3,56 7,98 11,91 4,42 % 3,92 %

Nhận xét:

ü Tổng doanh thu

Năm 2004, tổng doanh thu của Công ty đạt 432056,56 triệu đồng, tăng 44343,65 triệu tương đương tăng 11,44 % so với năm 2003. Năm 2005, tổng doanh thu của Công ty là 462516,69 triệu đồng, tăng 30460,13 triệu tương đương tăng 7,05 % so với năm 2004. Tổng doanh thu của Công ty tăng qua các năm chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu của Công ty tăng còn doanh thu bán hàng nội địa và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

ü Doanh thu xuất khẩu

Doanh thu xuất khẩu qua các năm đều chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Năm 2004 doanh thu xuất khẩu của Công ty đạt 393624,38 triệu đồng, tăng 42624,89 triệu đồng tương đương tăng 12,14% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu xuất khẩu của Công ty đạt 432376,58 triệu đồng, tăng 38752,2 triệu tương đương tăng 9,84 % so với năm 2004. Tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chứng tỏ rằng hoạt động xuất khẩu của Công ty mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty nhất và đạt hiệu quả cao.

ü Tổng chi phí

Năm 2004, tổng chi phí là 406972,76 triệu đồng, tăng 27472,87 triệu tương đương tăng 7,24 % so với năm 2003. Điều này là do giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác tăng còn chi phí tài chính giảm so với năm 2003. Năm 2005, tổng chi phí của Công ty là 424442,97 triệu đồng, tăng 17470,21 triệu tương đương tăng 4,27% so với năm 2004. Điều này là do gía vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính tăng đặc biệt là chi phí bán hàng tăng rất cao còn chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác lại giảm xuống so với năm 2004.

Chi phí tài chính tăng chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng. Công ty vay vốn đểđầu tư vào phân xưởng F90, F17, phân xưởng chế biến hàng cao cấp và mua mới một số máy móc thiết bị. Vậy chi phí tài chính tăng là hợp lý.

Chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do chi phí nhân viên bán hàng và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Chi phí nhân viên bán hàng tăng là do năm 2005 Công ty bán được nhiều hàng hóa hơn. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là do năm 2005 giá nhiên liệu tăng cao, giá điện nước cũng tăng. Đây là nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó việc Công ty xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn kéo theo chi phí cho việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa xuất khẩu tăng. Nói tóm lại chi phí tài chính và chi phí bán hàng của Công ty tăng đều hợp lý.

ü Lợi nhuận sau thuế

Năm 2004, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 14078,14 triệu đồng, tăng 8567,61 tỷ tương đương tăng 155,48% so với năm 2003. Sở dĩ có điều này là do doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003, đồng thời chi phí năm 2004 cũng tăng so với 2003 nhưng tốc độ tăng doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. Cụ thể là doanh thu năm 2004 tăng 45720,88 triệu đồng tương đương tăng 11,89% so với năm 2003, còn chi phí năm 2004 tăng 27472,87 triệu đồng tương đương với tăng 7,24% so với năm 2003.

Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 36655,55 tỷ đồng, tăng 22577,41 tỷ tương đương tăng 160,37 % so với năm 2004. Điều này là do doanh thu và chi phí của năm 2005 đều tăng so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. Cụ thể là doanh thu năm 2005 tăng 31461,89 triệu đồng tương đương tăng 7,31% so với năm 2004, còn chi phí tăng 17470 triệu đồng tương đương tăng 4,29% so với năm 2004 đồng thời lợi nhuận sau thuế của năm 2005 là rất cao so với các năm trước là do trong năm 2005 Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do Công ty mới cổ phần hoá.

ü Vốn chủ sở hữu

Năm 2004, vốn chủ sở hữu của Công ty là 38911 triệu đồng, tăng 3732 triệu tương đương tăng 10,61 % so với năm 2003. Chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả nên nguồn vốn chủ sở hữu được tăng lên. Năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty rất cao, đạt 79323 triệu dồng, tăng 40412 triệu đồng tương đương tăng 103,86 % so với năm 2004. Cho thấy trong năm 2005 Công ty làm ăn có hiệu quả, làm tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu của mình và các chủ sở hữu cũng tăng tiền đầu tư thêm vào Công ty.

So với các doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của tỉnh Khánh Hòa thì Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn. Đây chính là thế mạnh giúp Công ty tự chủ trong hoạt động trong sản xuất kinh doanh hơn so với các doanh nghiệp khác.

ü Nguồn vốn kinh doanh

Năm 2004, nguồn vốn kinh doanh của Công ty là 176366 triệu đồng, tăng 21547 triệu tương đương tăng 13,92 % so với năm 2003. Điều này là do năm 2004 nợ phải trả tăng và nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2003, trong đó nợ phải trả tăng nhiều hơn. Năm 2005, nguồn vốn kinh doanh của Công ty là 307872 triệu đồng, tăng 131506 triệu tương đương tăng 74,56 % so với năm 2004. Điều này là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng trong đó vốn chủ sở hữu tăng mạnh hơn.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nguồn vốn vay nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn. Năm 2003 vốn vay gấp 3,4 lần vốn chủ sở hữu, năm 2004 vốn vay gấp 3,53 lần vốn chủ sở hữu, cho thấy 2004 Công ty tự chủ về tài chính không bằng năm 2003. Sang năm 2005 nguồn vốn vay nợ bằng 2,88 lần vốn chủ sở hữu, chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả hơn hai năm trước nên khả năng tự chủ về tài chính cao hơn nhiều.

ü TSLN/ Tổng doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2004 là 3,26% nghĩa là trong năm 2004 cứ thu về 100 đồng doanh thu thì có được 3,36 đồng lợi nhuận, tăng 1,84 đồng so với năm 2003. Điều này là do doanh thu năm 2005 và chi phí năm 2005 đều tăng hơn so với năm 2003 nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu là 7,93%, nghĩa là cứ thu về 100 đồng doanh thu thì được 7,93 đồng lợi nhuận, tăng 4,67 đồng so với năm 2004. Điều này là do doanh thu năm 2005/2004 và chi phí năm 2005/2004 cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so vơí tốc độ tăng của chi phí. Qua đây cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005 có hiệu quả hơn rất nhiều so với hai năm trước đó.

ü TSLN/Doanh thu xuất khẩu:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xuất khẩu năm 2004 đạt 3,85%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu về của hoạt động suất khẩu thì thu được 3,85 đồng lơị nhuận, tăng 2,01 đồng so với năm 2003. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xuất khẩu của Công ty là 8,48%, nghĩa là cứ thu về 100 đồng doanh thu từ hoạt động suất khẩu thì thu được 8,48 đồng lợi nhuận, tăng 4,9 đồng so với năm 2004. Qua đây cho thấy năm 2005 hoạt động xuất khẩu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất so với hai năm còn lại. Đồng thời cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả cao hơn so với các hoạt động khác của Công ty, do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xuất khẩu của các năm đều cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu.

ü TSLN/Tổng chi phí :

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2004 là 3,46 %, có nghĩa là cứ bỏ ra 100 dồng chi phí thì thu về 3,46 đồng lợi nhuận, tăng 2,01 đồng so với năm 2003. Điều này là do lợi nhuận và tổng chi phí năm 2004 đều tăng so với năm 2003, trong đó tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí là 8,64%, nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 8,64 đồng lợi nhuận, tăng 5,18 đồng so với năm 2004. Điều này là do lợi nhuận năm 2005 tăng rất nhiều so với năm 2004, trong

khi chi phí năm 2005 tăng không nhiều so với năm 2004. Lợi nhuận năm 2005 tăng đột biến là do các khoản giảm trừ doanh thu năm 2005 giảm rất mạnh so với năm 2004 đồng thời trong năm 2005 Công ty được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp.

ü TSLN/Vốn chủ sở hữu :

Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 36,18%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 36,18 đồng lợi nhuận, tăng 20,52 đồng so với năm 2003. Điều này là do lợi nhuận năm 2004 tăng, vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng, trong đó tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 46,21% , nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 46,21 đồng lợi nhuận, tăng 10,03 đồng so với năm 2004, điều này là do cả vốn chủ sở hữu và lợi nhuận năm 2005 đều tăng cao hơn năm 2004 rất nhiều. Qua đây cho thấy vốn chủ sở hữu năm sau đều sử dụng có hiệu quả hơn năm trước.

ü TSLN/Vốn kinh doanh :

Năm 2004, tỷ suất lợi nhuận trên những vốn kinh doanh là 7,98%, nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì Công ty thu được 7,98 đồng lợi nhuận, tăng 4,42 đồng so với năm 2003. Điều này là do lợi nhuận và vốn kinh doanh năm 2004 tăng. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 11,91%, nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì Công ty thu được 11,99 đồng lợi nhuận, tăng 3,92 đồng so với năm 2004. Điều này là do cả lợi nhuận và vốn kinh doanh năm 2005 đều tăng cao so với năm 2004, trong đó lợi nhuận tăng nhanh hơn so với vốn kinh doanh. Qua đây cho thấy vốn kinh doanh năm sau đều sử dụng có hiệu quảa hơn các năm trước.

Qua việc phân tích trên ta thấy Công ty làm ăn năm sau đều có hiệu quả hơn năm trước nên lợi nhuận tăng qua các năm đồng thời làm tăng vốn chủ sở

hữu cho Công ty. Xu hướng phát triển của Công ty là tốt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)