Nhân tố cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 58 - 61)

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY F17 1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

6.6.Nhân tố cạnh tranh

30 Các máy móc thiết bị khác

6.6.Nhân tố cạnh tranh

Hiện nay ngành xuất khẩu thuỷ sản được coi là một trong những ngành mũi nhọn của nựớc ta. Do nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản trên thế giới ngày một tăng cao, đồng thời do chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho ngành phát triển của chính phủ nên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi động hơn. Chính vì vậy mà việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng diễn ra ngày một gay gắt hơn.

Họ cạnh tranh nhau trước hết là ở khâu thu mua nguyên liệu. Nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất cho ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nhu cầu về nguyên liệu ngày một tăng cao trong khi khả năng cung ứng nguyên liệu lại có hạn, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu nhất là trong những ngày trái mùa. Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods- F17 cũng không nằm ngoài hệ thống đó, nhưng do có tiềm lực tài chính tương đối mạnh nên doanh nghiệp có thể thu mua nguyên liệu với giá cả có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Điều này cho phép doanh nghiệp mua được những nguyên liệu có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu của

hàng xuất khẩu, đồng thời có thể tạo đựợc quan hệ lâu dài với nhà cung ứng để họưu tiên nguyên liệu cho Công ty trong những ngày trái vụ. Công ty cũng tranh thủ thu mua nguyên liệu khi vào vụ, vừa mua được nguyên liệu với giá thấp vừa để tận dụng tối đa công suất máy móc và hao phí lao động. Điều này giúp Công ty có lượng hàng dự trữ trong kho để có thể xuất hàng ngay cho khách hàng khi có hợp đồng, chớp lấy cơ hội kinh doanh trước những đối thủ không có khả năng cung ứng ngay hành hoá. Nhưng việc thiếu nguyên liệu cũng gây nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh khi các doanh nghiệp sử dụng mọi thủđoạn để có thể thu mua nguyên liệu sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng gía nguyên liệu tăng cao trong khi chất lượng không đảm bảo, gây thiệt hại cho tất cả các doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ diễn ra ở khâu đầu vào mà còn ở cảđầu ra. Ai cũng muốn xuất khẩu được nhiều hàng nên họ cạnh tranh với nhau gay gắt. Sự cạnh tranh này đem lại tác động hai mặt: một mặt nó thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú trọng năng cao tay nghề, trình độ cho người lao động, cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế…nâng cao chất lượng đểđáp ứng nhu cầu tốt hơn đối thủ cạng tranh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cùng ngành nhiều khi thành lập các hiệp hội để tư vấn hỗ trợ lẫn nhau cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài quốc gia đó. Nhưng mặt khác nếu các doanh nghiệp nào không theo kịp tiến trình ấy thì sẽ bịđào thải khỏi sân chơi chung. Nhiều khi doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đã không quan tâm tới chất lượng sản phẩm, không loại bỏ hết hoặc cố tình cho thêm các tạp chất vào hàng hoá. Điều này sớm muộn gì cũng bị phát hiện và khi đó lô hàng sẽ bị trả lại, nó không chỉ gây tác động xấu cho bản thân doanh nghiệp đó mà còn đem lại phản ứng dây truyền cho các doanh nghiệp cùng ngành. Uy tín của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo. Công ty là một trong những con chim đầu đàn của ngành thuỷ sản tỉnh nhà vì vậy khả năng cạnh tranh của Công ty là tương đối cao so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh và trên cả nước.

Bảng 8: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA CÔNG TY VỚI CÁC CÔNG TY KHÁC NĂM 2005

Nguồn: Các báo cáo của 3 Công ty F17, C.ty TNHH L.Shin, XNDV&KTTSKH

Nhận xét:

Từ bảng số liệu trên ta thấy, về quy mô sản xuất của các công ty thì Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang Seafoods là lớn nhất với tổng doanh thu là 462516,69 triệu đồng, gấp 4,71 lần so với XN DV& KT Thuỷ Sản Khánh Hòa và gấp 2,52 lần so với C.ty TNHH Long Shin. Đồng thời Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là 307872,05 triệu đồng, gấp 9,53 lần so với XN DV& KT Thuỷ Sản Khánh Hòa và gấp 5,17 lần so với C.ty TNHH Long Shin. Lao động của Công ty là 1968 người, gấp 4,3 lần so với XN DV& KT Thuỷ Sản Khánh Hòa và gấp 1,89 lần so với C.ty TNHH Long Shin. Lao động. Và kết quảđạt được thì Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang Seafoods về lợi nhuận trước thuế là 36655,55 triệu đồng gấp 51,12 lần so với XN DV& KT Thuỷ Sản Khánh Hòa và gấp 45,2 lần so với C.ty TNHH Long Shin. Đểđạt được kết quả này cho thấy Công ty có một thế mạnh hơn các công ty khác của tỉnh Khánh Hòa.

Vậy nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty trong tỉnh Khánh Hòa thì Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang Seafoods là công ty có thế mạnh hơn trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của Công ty là cao hơn các công ty khác trong tỉnh.

Do hầu hết các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là để phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên khi họ tham gia vào thị trường thế giới thì sự cạnh tranh còn diễn ra khốc liệt hơn. Lúc này họ không chỉ phải cạnh tranh trong nước mà còn cạnh tranh với các nhà xuất khẩu rất lớn trên thế giới. Mặc dù nước ta có lợi thế là có giá nhân công trực tiếp rẻ hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới làm cho chi phí sản xuất rẻ hơn. Nhưng nước ta lại có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ lạc hậu hơn nhiều so với các nước khác. Tuy chúng ta đã cố gắng để cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị, nhập về những dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng so với các nước xuất khẩu thuỷ sản có trình độ phát triển thì chúng ta vẫn

Chỉ tiêu ĐVT C.ty CP Nha Trang Seafoods C.ty TNHH Long Shin XN DV& KT Thuỷ Sản Khánh Hòa Tổng doanh thu Tr- đ 462.516,69 183.323,37 110.784,14 Vốn SXKD Tr- đ 307.872,05 59.527,23 32.305,29 Lao động Người 1968 1041 458

thua kém xa. Điều này dẫn tới hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp hơn, chất lượng sản phẩm bịảnh hưởng, lượng phế phẩm nhiều và việc tận dụng còn chưa cao so với họ. Tất cảđiều đó có thể làm cho giá thành phẩm của ta cao hơn họ. Nhất là khi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU đây là các thị trường mà người tiêu dùng rất khó tính, cả về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, chủng loại sản phẩm thì sự cạnh tranh lại cang gay gắt hơn. Bên cạnh đó việc cạnh tranh quốc tế còn ở hệ thống kênh phân phối, doanh nghiệp nào thiết lập được hệ thống kênh phân phối rộng rãi thì sẽ có lợi để tăng doanh số bán. Bên cạnh đó việc áp dụng các mức thuế khác nhau, hạn ngạch khác nhau, yêu cầu về kiểm dịch hàng hoá, các ưu đãi của các chính phủ sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng có thể tạo nguy cơ cho doanh nghiệp khác. Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp chính quốc cũng rất gay gắt. Ví dụ như việc xuất khẩu tôm hay cá basa sang thị trường Mỹ của ta trong thời gian qua đã bị vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của hiệp hội các nhà sản xuất thuỷ sản của Mỹ, dẫn đến hàng loạt vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam. Nó gây thiệt hại lớn đối với ngành thuỷ sản của ta, mà trực tiếp là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Để đứng vững trên thương trường thế giới Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods- F17 đã chú trọng để nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động, loại bỏ các máy móc thiết bị lạc hậu, nhập về các dây truyền sản xuất tiên tiến hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, bên cạnh đó Công ty lại được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 1991-2000, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này là một thuận lợi cho Công ty khi kinh doanh trên thị trường Nhật, Mỹ, EU và các thị trường khác.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 58 - 61)