- Tiêu thụ thủy sản ở một số nước thành viên của EU
BẢNG 3 0: XUẤT KHẨU THUỶ SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM THEO THỊ TRƯỜNG SANG EU
THEO THỊ TRƯỜNG SANG EU
2003 2004 2005 Thị trường Khối lượng (tấn) Giá trị (1000USD) Khối lượng (tấn) Giá trị (1000USD) Khối lượng (tấn) Giá trị (1000USD) Tổng 26629,6 90698,4 28468,6 73343,7 37675,6 115196,1 Bỉ 4.064,2 18.516,6 5.902,9 18.573,6 8.738,8 31.934,6 BồĐào Nha 173,3 324,8 115 244,3 384,5 675,6 Italy 6.841,9 13.074,7 10.048,9 17.490,8 11.589,4 23.043,2 Đức 4.896,5 20.707,6 3.834,0 11.750,0 5.383,5 18.244,8 Anh 3.028,3 14.796,2 2.519,2 6.288,1 2.653,1 14.975,9 Pháp 5.273,0 15.372,1 3.445,9 12.281,8 4.308,2 14.599,3 Tây Ban Nha 1.858,2 4.802,5 2.042,0 5.122,0 3.739,5 8.261,6
Đan Mạch 284,7 1.254,6 465 1.258,3 569,1 1.880,4 ThuỵĐiển 146,1 1.534,6 86,5 299,4 255,7 1.346,2
Ai xơ len 63,4 314,7 9,1 35,4 53,8 234,5
Nguồn: Trung tâm tin học, Bộ Thuỷ Sản
Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang EU hàng năm. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tôm nước ấm đông lạnh. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong số các nhà xuất khẩu thủy sản sang Anh.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 1999- 2003 tăng 149% về khối lượng, từ 2.146 tấn lên 5.383 tấn và 68% về giá trị, từ 10,744 triệu USD lên 18,244 triệu USD. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính sang Đức là cá philê đông lạnh, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể và thủy sản có vỏ. Sản phẩm tiềm năng là cá basa philê đông lạnh.
Trong những năm qua, thuỷ sản Việt Nam gần như xuất hiện với mức độ rất khiêm tốn ở một vaì nước trên thị trường Đông Âu. Trong vài năm gần đây, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực nhằm thâm nhập thị trường các thành viên mới của EU ở khu vực này, đặc biệt là Ba Lan, và bước đầu đã đạt được những kết quả.
2.3.4. Những khó khăn và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam khi gia nhập thị trường EU
ü Triển vọng
EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tếổn định và có đồng tiền riêng khá vững
chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… kích thước nhỏ, chất lượng vừa phải có thể bổ sung cho thị trường nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hoá, tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất. Song việc mở rộng thị phần thủy sản Việt Nam ở đây cũng không dễ dàng.
ü Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn
Qua số liệu thống kê, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất, kháng sinh...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉđủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này
ü Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên
Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của liên minh châu Âu”. EU ban hành hệ thống luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.
Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU.
Có thể nói rằng, hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người
tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.
ü Tập quán ứng xử
Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau.
EU là thành viên của WTO nên có chếđộ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu.
Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nhữngới lỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn.
Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang dần chuyển mình để tạo được những dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.