BẢNG 11: DOANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 75 - 76)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SANG EU CỦA CÔNG TY 1 Tình hình xuất khẩu chung của Công ty

2. Thực trạng xuất khẩu của Công ty vào EU

BẢNG 11: DOANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN

TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN

TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng

1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole 9 Nitrofuran (bao gồm cả furazolidone) 10 Ronidazole

11 Green malachite (xanh malachite), các dẫn xuất của nó (Leu comalachite green) Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến.

Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương Mại

Đối với Việt Nam, trong năm 2005, tình trạng nhiễm chloramphenicol và

nitrofurans đã được khắc phục cơ bản, hầu như không còn lô hàng lây nhiễm bị các thị trường cảnh báo. Tuy nhiên dư lượng hóa chất, kháng sinh vẫn tiếp tục là vấn đề nổi cộm tại các thị trường chính, với các nhóm hóa chất kháng sinh mới. Do khối lượng hàng xuất khẩu tăng, các thị trường kiểm soát chặt chẽ nên tỷ lệ lô hàng bị phát hiện lây nhiễm hóa chất, kháng sinh, vi sinh vật năm 2005 cao hơn các năm trước. Nhưng tỷ trọng hàng bị phát hiện trên tổng lượng hàng qua kiểm tra xuất khẩu trong năm giảm so với các năm trước (năm 2003 là 2,3%; năm 2004 là 1,1%; năm 2005 là 0,7%) thể hiện tình hình chất lượng, an toàn vệ sinh nói chung có sự cải thiện.

Về chỉ tiêu an toàn vệ sinh bị EU phát hiện tập trung vào mg, lmg, quinolone, thể hiện từ tháng 1/2005 đến tháng 8/2005, đã có 32 lô hàng cá tra, basa bị cảnh báo nhiễm hóa chất cấm malachite green và Leu comalachite. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp ngăn chặn kịp thời của Bộ thủy sản Việt Nam, cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản nên từ tháng 9/2005 đến nay đã không có lô hàng nào bị cảnh báo nhiễm mg, lmg. Cũng trong năm 2005, có 19 lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo vi sinh vật gây bệnh listeria monocytogenes trong các sản phẩm cá tra, basa, chủ yếu là cảnh báo do lấy mẫu trên thị trường và với hàng đã đóng gói lại.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)