+ Một số cách đóng gói cho hàng thuỷ hải sản Bao bì cho người tiêu dùng
Hộp cá ngừ, tôm hay cá hồi thường ở khoảng 174g và 213g khối lượng tịnh. Loại 213g là tiêu chuẩn truyền thống ở Mỹ, nhưng nay có xu huớng dùng kích cỡ nhỏ hơn. Sản phẩm nhập từ một số nước Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh thường đóng gói trong các hộp 174g (Thái Lan) hay 200g (Malaixia và Chilê). Cá hồi thường có cỡ hộp lớn hơn (400-420g), tuy nhiên loại hộp nhỏ chiếm đa số. Hộp cho cá mòi, cá thu, cá trích ở dạng khác: thường đóng trong hộp dẹt, có móc kéo để mở, trọng lượng tịnh khoảng 120-125g.
Với cá ngừ đóng hộp, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu dán nhãn “an toàn cho cá heo”. Yêu cầu này thuờng có ở Mỹ hơn ở châu Âu. Một số công ty lớn ở châu Âu như John west và Princess chỉ nhập cá ngừ có chứng nhận được đánh bắt với phương thức không gây hại cho cá heo.
Sự khác biệt về kích cỡ và khối lượng có thể làm khách hàng bối rối. Cho đến nay, vẫn chưa có sự tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, nếu xu hướng là đóng gói với
kích cỡ nhỏ thì EU sẽ có biện pháp bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Có thể là việc tiêu chuẩn hoá bao bì.
Đóng gói cho người mua sỉ
Người tiêu dùng cuối cùng cá và tôm đông lạnh là các nhà hàng khách sạn, và ngành công nghiệp chế biến. Do vậy hình ảnh trên bao bì có thểđơn giản hơn. Tôm đông lạnh thường đóng trong các hộp carton 2 kg, với 6-10 hộp nhỏ đựng trong 1 thùng lớn làm bằng tấm xơ ép gợn sóng.
Các gói nhỏ để bán lẻ phải cho biết khối lượng tịnh (tại điểm đến) tính bằng kg, cỡ chữ 6mm. Gói tôm bán lẻ thường là gói giấy trắng xếp lại, trông tươi mới, bên trong có túi nilông pe bọc quanh khối đông lạnh.
Bao bì cá đông lạnh tùy thuộc từng loại (chưa chế biến, cá filê, đã chế biến thành sản phẩm). Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản là giống nhau (với thịt cá phải có lớp lót phân cách giữa các miếng với nhau).
Thuỷ hải sản đóng hộp phải được thiết kế để có thể chồng lên nhau, chuyên chở trên kệ với rủi ro hư hại thấp nhất.
Đóng gói cho mục đích công nghiệp
Ngành chế biến dùng loại làm lạnh lâu, dự trữ theo từng khẩu phần một. Chẳng hạn tôm được giữ trong các túi 100 con một, và khi cần sẽđược dùng cho từng lần chế biến. Cá ngừđông lạnh cũng đuợc dự trữ, nhưng ít. Cách đóng hộp vẫn là đuợc ưa chuộng nhất.
+ Gắn nhãn
Nhãn mác trên bao bì phải có các thông tin
· Tên thương mại (ví dụ: tôm)
· Xuất xứ (ví dụ: Thái Lan) · Cách chế biến (ví dụ: luộc, bóc vỏ) · Cách bảo quản (ví dụ: đông lạnh) · Kích cỡ (ví dụ: cỡ 100/200 một pound) · Thành phần (ví dụ: tôm, nước, muối) · Lượng (ví dụ: 1kg) · Khối lượng sản phẩm (ví dụ: 900g) · Ngày hết hạn sử dụng (ví dụ: dùng trước 31.1.2002, giữở -18 độ c)
· Khuyến cáo (ví dụ: không làm đông lại sau khi rã đông)
· Nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Theo quy định số 96/2406/EC nhãn hiệu của một số loài nhất định (cá tuyết, cá mòi, tôm) tươi hay đông lạnh từ nước thứ ba phải nêu rõ:
· Tên nước xuất xứ bằng chữ cái latinh (chiều cao tối thiểu của chữ là 20 mm)
· Tên khoa học và tên thuơng mại của sản phẩm.
· Tình trạng của sản phẩm (cắt bỏđầu/ xương hoặc chưa)
· Kích cỡ và mức độ tươi.
· Khối lượng tịnh (kg)
· Ngày chuẩn bị và ngày gửi hàng
· Tên và địa chỉ của người gửi hàng
Trên cơ sở các quy định về hài hoà hoá, mã số của công ty xuất khẩu cũng phải ghi rõ.
Nhãn mác trên các hộp phải ghi bằng ngôn ngữ tại thị trường tiêu thụ, và phải cho người đọc hiểu các thông tin sau:
· Khối lượng tịnh
· Thành phần (gồm cả phụ gia, chất bảo quản)
· Năng lượng (kilojun)
· Tên và địa chỉ người đóng gói
· Hạn sử dụng
· Nước xuất xứ.
Với ý thức về môi trường ngày càng tăng nên việc sử dụng các nhãn hiệu “bảo vệ môi trường” cũng gia tăng trong thập kỷ vừa qua.
2.2.2.5. Quy định của EU về hoá chất, phụ gia