II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SANG EU CỦA CÔNG TY 1 Tình hình xuất khẩu chung của Công ty
2. Thực trạng xuất khẩu của Công ty vào EU
2.2. Tìm hiểu chung về thị trườngEU 1 Quy trình nhập khẩu vào EU
2.2.1. Quy trình nhập khẩu vào EU SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU VÀO EU 8 7 Hải quan Nhà nhập khẩu 1 2 3 6 4 Cơ quan quản lý nước xuất khẩu Cơ quan quản lý của từng nước EU Thương mại nội khối EU 5 Ngoài EU EU : Tài liệu : Hàng gửi Nhà xuất khẩu
1: Nhà xuất khẩu nộp đơn xin được xuất khẩu hoặc tái xuất (yêu cầu hàng phải có chứng thư vệ sinh cùng một số giấy tờ khác và thuộc danh sách các công ty, các sản phẩm thủy sản được EU cho phép xuất khẩu).
2: Cơ quan quản lý của nước xuất khẩu ngoài EU cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu.
3: Nhà xuất khẩu gửi trước bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu tới nhà nhập khẩu EU.
4: Nhà nhập khẩu nộp đơn xin phép nhập khẩu có bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi kèm.
5: Cơ quan quản lý thuộc EU cấp giấy phép nhập khẩu.
6: Nhà nhập khẩu gửi bản cấp phép nhập khẩu gốc tới nhà xuất khẩu ngoài EU. 7: Nhà xuất khẩu gửi 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu cùng với hàng hoá. 8: Nhà xuất khẩu xuất trình 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu tới cơ quan hải quan tại mỗi điểm kiểm soát biên giới trước khi hàng được đưa vào lãnh thổ EU. 2.2.2. Các quy định của EU về hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU
2.2.2.1. Quy định về chứng từ
Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau đây: + Hoá đơn thương mại (Commercial invoice): cần ghi rõ chính xác các thông tin mô tả hàng hoá, điều kiện giao hàng và mọi chi tiết cần thiết để xác định đúng toàn bộ giá hàng, cước phí và bảo hiểm.
+ Vận đơn (Bill of lading)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O) khi người nhập khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số hàng hoá nhất định. Những hàng hoá được hưởng GSP phải có “C/O) form A.”
+ Phiếu đóng gói (packing list) nếu cần
+ Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper’s export declaration) áp dụng đối với những lô hàng có trị giá trên 2500 USD
+ Giấy phép nhập khẩu (Import license) nếu cần
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) nếu cần + Hóa đơn chiếu lệ (Pro-forma invoice) nếu cần
+ Giấy chứng nhận vệ sinh (các sản phẩm động vật) (Sanitary certificate for animal products) (ở Việt Nam do cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản – nafiqaved cấp đối với các sản phẩm thủy sản).
+ Chứng từ nhập khẩu đối với hàng phi nông sản (Import documentation for non-agricultural)
2.2.2.2. Điều kiện kiểm tra đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU
Đối với các sản phẩm thuỷ sản, nước xuất xứ phải nằm trong danh sách các nước đủđiều kiện được EU công nhận. Tiêu chuẩn đểđủđiều kiện là:
+ Nước xuất khẩu phải có một cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm kiểm soát chính thức xuyên suốt dây truyền sản xuất.
+ Thuỷ sản sống, trứng và thú săn bắt để nuôi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải có đầy đủ tiêu chuẩn sức khỏe động vật liên quan.
+ Điều kiện để nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống hoặc đã chế biến, loài chân bụng biển, loài da gai là chúng phải nằm trong danh sách khu vực sản xuất được chứng nhận.
+ Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu phải có kế hoạch kiểm soát theo yêu cầu của EU đối với kim loại nặng, vật lây nhiễm, dư lượng thuốc thú y và kháng sinh trong các sản phẩm NTTS. Kế hoạch kiểm soát phải được lập và đệ trình tới EC để xin chấp thuận và tiếp tục thực hiện hàng năm.
+ Các sản phẩm thuỷ sản được phép nhập khẩu vào EU nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu giám định đáp ứng đủ các yêu cầu của EU.
+ Cần thiết phải có sự giám định của cơ quan thú y và thực phẩm của Ủy ban châu ÂU (fvo) để xác nhận phù hợp với các yêu cầu trên.
+ Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU khi tới lãnh thổ EU phải qua chứng nhận của trạm giám định biên giới của EU. Mỗi hàng gửi phải chịu kiểm tra tài liệu một cách hệ thống, kiểm tra tính đồng nhất và kiểm tra vật lý. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ hư hỏng sản phẩm và phụ thuộc vào kết quả của các lần kiểm tra trước. Mỗi hàng gửi mà không đạt yêu cầu quy định của EU sẽ bị hủy hoặc bị gửi trả lại trong vòng 60 ngày.
2.2.2.3. Quy định của EU về dư lượng
Chỉ thị 96/22/EC ngày 29-4-1996 quy định về việc cấm sử dụng một số chất có tính kích thích tuyến giáp và kích thích hoóc môn và các chất nhóm beta- agonist trong chăn nuôi. Theo chỉ thị 96/22/EC, Việt Nam phải chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn cấm việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Chỉ thị 96/23/EC ngày 29-4-1996 quy định về các biện pháp giám sát một
số hóa chất và dư lượng của chúng trong động vật sống và các sản phẩm động vật. Theo chỉ thị 96/23/EEC, Việt Nam phải tuân thủ các biện pháp giám sát một số hoạt chất và dư lượng của chúng trong nuôi trồng thủy sản và gia súc, gia cầm thì mới có thể xuất khẩu sang thị trường EU. Hóa chất được chia thành hai nhóm: a và b. Nhóm a – các hoạt chất có tác dụng đồng hóa và các chất cấm sử dụng: 5 chất. Nhóm b – thuốc thú y và các chất gây ô nhiễm môi trường: (1) các chất kháng thể kể cả sulfonamide và quinolone; (2) các thuốc thú y khác (có sáu loại); (3) các chất gây ô nhiễm môi trường: các hợp chất clo hữu cơ kể cả pcbs (chloramphenicol, chloroform, chlorpromazine,…), các hợp chất nhóm phốt pho hữu cơ, các nguyên tố hóa học, các độc tố nấm, thuốc nhuộm. Đối với các chất thuộc nhóm b, việc giám sát đặc biệt nhằm kiểm soát sự tuân thủ mức giới hạn dư lượng tối đa (mrls) thuốc thú y quy định trong phụ lục của chỉ thị và giám sát
hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với chất green malachite, là chất được dùng phổ biến trên thế giới để trị các bệnh nấm, ký sinh trên trứng cá, cá và các loại sò hến (nhuyễn thể), đó là một loại thuốc trừ nấm rất công hiệu và thường được dùng để tẩy trùng trong các hồ nuôi cá giống, còn chất Leu comalachite green là chất phát sinh trong quá trình chuyển hoá của malachite green và thường tồn dư trong cá một thời gian lâu, ngay cả khi không còn thấy malachite green nữa, nó gây hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Do vậy EU không chấp nhận sử dụng chất này trong thực phẩm.
Hiện EU đang thực hiện chính sách “dư lượng = 0” đối với các chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn. EU ngày càng hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh trên cơ sở hiện đại hóa thiết bị kiểm tra. Mỗi khi nâng cấp thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh ở trong thịt gia súc, gia cầm và thủy sản nhập khẩu, EU lại hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh. Điều này đã gây cản trở rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm và thủy sản vào EU của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. EU đã hai lần hạ ngưỡng phát hiện dư lượng đối với chloramphenicol: lần 1 vào năm 1999, từ 1 ppb xuống 0,1 ppb; lần 2 vào năm 2001, từ 0,1 ppb xuống 0,003 ppb.