II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SANG EU CỦA CÔNG TY 1 Tình hình xuất khẩu chung của Công ty
2. Thực trạng xuất khẩu của Công ty vào EU
2.1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đến thị trườngE U:
Với mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên 20kg/ngày/năm nên tổng lượng thủy sản tiêu thụ sang thị trường EU hàng năm là rất lớn. Trong khi nguồn thủy sản mà có sẵn trong các quốc gia EU thì không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Cho nên, EU phải nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia khác không thuộc EU. Nhu cầu nhập khẩu tương đối lớn và tăng qua các năm với tốc độ cao. EU vì thế trở thành thị trường xuất khẩu lớn và ổn định của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Trước đây, Công ty cũng như các doanh nghiệp khác của Việt Nam, xuất khẩu tập trung nhiều vào Nhật Bản, Đài Loan – là một số thị trường truyền thống của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Tình hình này làm mất cân đối về cơ cấu thị trường xuất khẩu, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phụ thuộc vào một thị trường. Đây là nguy cơ rủi ro rất lớn cho Công ty. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, xu hướng chung của các doanh nghiệp là mở rộng thị
trường xuất khẩu sang các thị trường mới, trong đó đặc biệt coi trọng thị trường EU .
Hơn thế nữa, việc Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm gần trước đã gặp phải cụ việc Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá Tôm, Cá và những mặt hàng khác. Do vậy, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam nói chung và đối với Công ty nói riêng đều vấp phải nhiều khó khăn trở ngại. Chính vì thế cần tìm kiếm một thị trường mới để chuyển hướng xuất khẩu vào thị trường đó, tránh rủi ro quá lớn khi chỉ xuất khẩu vào Mỹ là tập trung vào Mỹ và EU là thị trường mà Công ty lựa chọn.
EU là thị trường lớn và ổn định đồng thời cũng có rất nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường mà sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu vào EU phải được đảm bảo. Việc đẩy mạnh vào EU buộc Công ty phải luôn luôn tự nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản của mình thì mới có thể chiếm được vị trí nhất định trên thị trường EU. Giá cả các mặt hàng thủy sản tại EU tương đối cao và ổn định so với các thị trường khác vì vậy sẽ làm cho tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận cho Công ty.
Nói tóm lại, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như từ những lợi ích đem lại cho Công ty. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU là một hoạt động tất yếu và cần thiết.