XUẤT KHẨU VÀO EU .
1. Sự cần thiết phải đa dạng hóa
Thị trường tiêu thụ nhiều loại sản phẩm khác nhau chứ không tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó. EU là thị trường rộng lớn, vì vậy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa rất đa dạng phong phú. Hơn thế nữa EU là một thể thống nhất gồm nhiều quốc gia hợp lại. Có nhiều quốc gia mà nền kinh tế phát triển như: Anh, Pháp, Ý… có quốc gia mà nền kinh tế chưa phát triển như Ba Lan, Aixơlen,… Điều kiện kinh tế khác nhau dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cũng khác nhau. Tập quán, văn hóa, thói quen tiêu dùng, sở thích, thị hiếu của người dân ở mỗi nước là khác nhau. Chính vì vậy thị trường EU là thị trường có nhu cầu rất đa dạng, phong phú về các sản phẩm tiêu dùng.
Muốn gây ấn tượng với thị trường này hoặc cao hơn là chiếm lĩnh được thị trường EU thì các sản phẩm xuất khẩu của Công ty không thểđơn điệu mà phải đa dạng, phong phú cả về chủng loại, chất lượng, giá cả, mẫu mã… để có thể thâm nhập vào nhiều quốc gia khác nhau của EU, đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng EU .
Mặt khác, đối với Công ty hiện nay, sản phẩm của Công ty xuất khẩu vào EU còn rất đơn điệu, ít so với cơ cấu sản phẩm hiện có của Công ty, chứ chưa kể đến sản phẩm có trên thị trường EU. Nếu Công ty chỉ xuất khẩu một vài sản phẩm như hiện nay (đa số là tôm, thêm một ít cá) thì rất dễ gặp rủi ro trong việc xuất khẩu thủy sản. Bởi vì, khi Công ty vấp phải vấn đề rắc rối về mặt hàng tôm thì coi như mất hẳn thị trường xuất khẩu này.
Với nguồn nhân lực hiện có, nếu Công ty đa dạng hóa sản phẩm sẽ tận dụng được nguồn nhân công khi vào lúc không có nguyên liệu hoặc thiếu nguyên liệu chế biến, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.
2. Nội dung của đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm
- Đa dạng hóa về cơ cấu hàng xuất khẩu vào EU. Đó là ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực tôm và cá thì Công ty nên tìm kiếm khách hàng, thị trường để xuất khẩu các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, ghẹ,… cũng là các mặt hàng hiện Công ty đang có.
- Đa dạng hóa chủng loại từng mặt hàng xuất khẩu vào EU: Hiện tại mặt hàng tôm của Công ty có trên 20 loại, cá có trên 60 loại, mặt hàng ghẹ có trên 10 loại, mặt hàng mực và bạch tuộc có trên 10 loại. Nhưng Công ty mới chỉ xuất khẩu một vài loại tôm, cá, ghẹ, mực và bạch tuộc sang EU. Đó đều là sản phẩm qua sơ chế. Vậy Công ty cần xuất khẩu các loại khác nữa. Có được nhiều chủng loại hàng xuất khẩu sẽ giúp cho các nhà nhập khẩu dễ dàng chọn lựa hàng sản phẩm nhập khẩu, giúp người tiêu dùng chọn lựa dễ dàng sản phẩm phù hợp nhu cầu của mình.
+ Một số mặt hàng tôm như: tôm sú vỏ eazypeel IQF có hóa chất, tôm sú vỏ sống BL có hóa chất, tôm sú vỏ sống IQF có hóa chất, tôm sú PTO xẻ bướm sống, tôm sú PTO xẻ tròn sống, tôm thịt xẻ tròn sống, tôm thịt luộc IQF có hóa chất, tôm sú PTO luộc có hóa chất, tôm sú PTO luộc + sốt cà chua, tôm sắt chụng…
+ Một số mặt hàng cá: cá dũa cắt khúc, cá ngừđại dương steak, cá thu cắt khúc, cá trê, cá dưa, cá gáy fillet, các dấm trắng fillet, cá cơm đông lạnh, cá hố bỏ đầu, cá bò da…
+ Bạch tuộc: bạch tuộc nguyên con sống, bạch tuộc cắt khúc… + Mực: mực ống cắt khoanh sống, mực ống cắt khoanh luộc…
- Trong từng chủng loại sản phẩm thì nên có các kích cỡ bao gói với trọng lượng lớn nhỏ khác nhau phù hợp với nhu cầu thị trường. Ví dụ như:
+ Đối với sản phẩm đóng hộp thì trên thị trường quốc tế cỡ bao gói điển hình là từ 100-300g, nó phụ thuộc vào sản phẩm và thị trường mục tiêu. Nhưng đối với thị trường châu Âu thì cỡ sản phẩm đóng hộp phổ biến là 90, 120, 190g, cỡ các khu vực khác là 125, 155, 184, 200, 215, 245g.
+ Tôm và thịt cua cần hộp tương đối lớn so với khối lượng thực của tôm để có thể bổ sung nước muối khi cần theo yêu cầu để bảo đảm thịt không bị khô.
+ Tôm đông lạnh đóng trong các hộp cacton 2 kg, 6-10 hộp nhỏ.
+ Hộp cá thu, cá trích thường đóng trong hộp dẹt, có móc kéo để mở, trọng lượng tịnh 120-125 g .
+ Thủy hải sản trộn đóng trong hộp phải được thiết kếđể có thể xếp chồng lên nhau, chuyên chở trên kệ với mức rủi ro hư hại thấp nhất.
- Công ty cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường EU về các sản phẩm thủy sản xem Công ty có thể cung ứng các sản phẩm ấy không. Nếu Công ty có thì đem cung ứng, còn nếu không thì Công ty xem xét các điều kiện sản xuất chế biến để tạo được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường EU .
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng đầy đủ kịp thời để Công ty chế biến các loại sản phẩm khác nhau. Cần tạo nguồn thu mua nguyên liệu phong phú về chủng loại nguyên liệu nhằm mục đích cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguyên liệu phục vụ quá trình chế biến sản phẩm.
- Hướng dẫn công nhân để họ có thể chế biến thành thạo các sản phẩm đa dạng về chủng loại.
3. Hiệu quả mang lại của giải pháp
BẢNG 42: HIỆU QUẢĐA DẠNG HOÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG CÁ THU CỦA CÔNG TY THU CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu Thu nguyên con Thu Fillet Thu Steak
1. Giá nguyên liệu (đồng/kg) 20.000 20.000 20.000
2. ĐMKT 1,021 1,458 1,510
3. Phí chế biến (USD/Kg) 0,045 0,047 0,050
4. Giá thành (USD/Kg) 1,38 1,52 2,02
5. Giá bán FOB (USD/Kg) 1,55 1,75 2,32
6. Lợi nhuận (USD/Kg) 0,15 0,23 0,3
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Nhận xét:
v Thu nguyên con:
Giá bán = 1,55(USD/Kg) Lợi nhuận = 1,55 – 1,38 = 0,17 (USD/Kg) v Thu Fillet Giá bán = 1,75(USD/Kg) Lợi nhuận = 1,75 – 1,52 = 0,23 (USD/Kg) v Thu Steak Giá bán = 2,32 (USD/Kg) Lợi nhuận = 2,32 – 2,02 = 0,3 (USD/Kg)
Qua phân tích trên ta thấy một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất 1Kg cá Thu nguyên con thì mang lại cho Công ty 0,1232 đồng lợi nhuận, 1 đồng chi phí bỏ ra để sản xuất thu Fillet thì mang lại cho Công ty 0,1285 đồng lợi nhuận và 1 đồng chi phí bỏ ra để sản xuất mặt hàng thu Steak sẽ mang lại cho Công ty 0,1485 đồng lợi nhuận.
Qua đây ta thấy nhờđa dạng hóa sản phẩm mà lợi nhuận mang lại cao hơn so với trước khi đa dạng hóa.
- Vậy đa dạng hóa đã tạo cơ cấu sản phẩm phong phú đa dạng với nhiều chủng loại, mặt hàng được chế biến từ Tôm, Cá… Hiện nay Công ty đã có hơn 120 loại sản phẩm, trong dó có hơn 20 loại mặt hàng Tôm, hơn 60 loại mặt hàng Cá, hơn 10 loại mặt hàng Ghẹ, hơn 10 loại Mực và Bạch Tuộc. Giá thành = 15.300 x 1,021 + 0,045 = 1,38(USD/Kg) Giá thành = 20.000 15.300 x 1,51 + 0,05 = 2,02(USD/Kg) Tỷ suất LN/CP = 0,23 1,52 = 12,85% Giá thành = 20.000 15.300 x 1,51 + 0,05 = 2,02(USD/Kg) Tỷ suất LN/CP = 0,3 2,02 = 14,85%
- Đa dạng hóa sản phẩm tạo cơ cấu sản phẩm rộng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường xuất khẩu. Trước năm 2000, sản phẩm của Công ty chỉ tiêu thụ tại các thị trường truyền thống như: Nhật Bản. Đài Loan, Hàn Quốc. Nhưng từ 2000 đến nay Công ty đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng nguồn thu mua nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hóa sản phẩm. Cơ cấu sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng, nhờđó Công ty ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác như: Mỹ Úc, EU và giảm lệ thuộc vào thị trường truyền thống.
- Đa dạng hóa giúp Công ty tận dụng nguồn lực sẵn có của mình như nguyên liệu, máy móc thiết bị, lao động,… đã tạo nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.