tượng kinh tế:
Khi nghiên cứu đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế ta thấy rằng phân tích hoạt động kinh tế khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh mà phải đi sâu váo để tìm ra nguyên nhân dẫn đến diễn biến và kết quả đó. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiện tượng kinh tế ta có thể dùng các phương pháp sau:
Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Phương pháp này xét về thực chất là hình thức phát triển của phương pháp so sánh nhưng nó cũng có các đặc điểm khác.
Giả sử có chỉ tiêu phân tích Z chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố A, B, C, các nhân tố này có mối liên hệ với nhau và được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng bằng công thức sau:
Z= AxBxC
Gọi kỳ trước là Z0= A0xB0xC0, kỳ sau là: Z1= A1xB1xC1. - Xác định đối tượng phân tích: Z= Z1- Z0.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Thay A0 bằng A1, mức độ ảnh hưởng của nhân tố A đến Z là: Z = A1xB0xC0 – A0xB0xC0.
Tương tự ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố B, C đến Z là: A1xB1xC0 – A1xB0xC0.
A1xB1xC1 – A1xB1xC0. Phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này dùng trực tiếp số chênh lệch của các nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Theo ví dụ trên, ta có:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố A đến Z là: (A1 – A0)xB0xC0. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố A đến Z là: (B1 – B0)xA1xC0. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố A đến Z là: (C1 – C0)xA0xB1.
Từ những phương pháp trên em chọn và sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả hoạt động của cơng ty Nam Trung Viet, qua đó thấy rõ được những biến động của từng chỉ tiêu qua từng năm.
2.2.2. Kết quả kinh doanh qua các năm.
Để thấy được kết quả kinh doanh của cơng ty trong những năm gần đây, lần lượt phân tích về sản lượng kinh doanh của cơng ty, tình hình thực hiện doanh thu, tình hình thực hiện chi phí sau dó tổng hợp lại kết quả kinh doanh trong 3 năm.
2.2.2.1. Sản lượng qua các năm.
Bảng 2.2: Sản lượng kinh doanh qua các năm ĐVT: TEU1
STT Nội dung T Nội dung 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số lượng Số lượng Số lượng Chênh lệch Tì lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) I Theo chiều 5.564 6.246 6.755 682 12,26 509 8,15 1 Hàng FCL 3.525 3.979 4.283 454 12,88 304 7,6 4 Xuất 2.416 2.723 2.963 307 12,71 240 8,81 Nhập 1.109 1.256 1.320 147 13,5 66 5,10 2 Hàng LCL 2.039 2.267 2.472 228 11,18 205 9,04 Xuất 1.284 1.411 1.514 127 9,89 103 7,30 Nhập 755 856 958 101 13,38 102 11,92 II Theo nhóm 5.564 6.246 6.755 682 12,26 509 8,15 1 Gạch 1.018 912 954 -106 -10,41 42 4,16 2 Sản phẩm gỗ 406 513 574 107 26,35 61 11,89 3 Lương thực 1.572 1.839 2.017 267 16,98 178 9,68 4 Thủy sản 1.251 1.476 1.573 225 17,99 97 6,75 5 Bách hóa 709 873 945 164 23,13 72 8,25 6 Nhóm khác 608 633 692 25 4,11 59 9,23
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty Nam Trung Viet năm 2008
Tổng sản lượng hàng hóa cơng ty nhận từ khách hàng tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 5.564 TEU, trong đó hàng FCL đạt 3.525 TEU chiếm 63,35%; hàng LCL đạt 2.039 TEU chiếm 36,65%. Năm 2007 đạt 6.246 TEU (hàng FCL:3.937 TEU chiếm 63,7%; hàng LCL: 2.267 TEU, chiếm 26,3%), tăng 12.26% so với 2007 tương ứng tăng 682 TEU. Năm 2208 đạt 6.755 TEU (trong đó hàng FCL: 4.283 TEU chiếm 63,4%; hàng LCL: 2.472 TEU, chiếm 26,6%), tăng 8,15% so với năm 2007 tương ứng tăng 509 TEU.