2.1.1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
2.1.1.1. Tình hình chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo:
Nguồn NSNN đã được nhà nước bố trí hợp lý để phát triển giáo dục, theo đó, Quốc hội và Chính phủ duy trì chi tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, trong đó chi thường xun GDĐT ở trung ương trung bình chiếm khoảng 11% và địa phương chiếm khoảng 89% tổng NSNN chi cho GDĐT.
Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục giữa các bậc học đã được các địa phương quan tâm và điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp. Cụ thể các địa phương đã xây dựng tiêu chí ưu tiên phân bổ chi đầu tư cho giáo dục; hệ thống định mức phân bổ dự toán cho thường xuyên NSNN cho GDĐT cũng được hoàn thiện; tăng cường giám sát, đánh giá và nâng cao chất lượng thiết kế cho các chương trình mục tiêu đầu tư lĩnh vực giáo dục. Có thể thấy xu hướng tăng nhẹ của tốc độ và quy mô tăng chi ngân sách địa phương (NSĐP) cho GDĐT trong giai đoạn 2011 – 2017.
Hằng năm, tổng chi NSĐP bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên cho GDĐT gia tăng liên tục. Giai đoạn 2011 – 2017, quy mô chi cho GDĐT tăng hơn 62% và đạt 227 nghìn tỷ đồng trong năm 2017. Tuy nhiên cũng ở giai đoạn này, tốc độ chi NSĐP cho giáo dục lại có xu hướng chậm hơn so với thời gian trước, đã giảm từ mức 33% năm 2012 xuống 8,6% trong năm 2017; trong đó, năm 2014 có tốc độ tăng thấp nhất chỉ đạt mức 4%. Còn cơ cấu chi ngân sách theo chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong giai đoạn này khá ổn định, ln duy trì ở mức trên dưới 20% và 80%.
Các số liệu tính tốn chỉ ra rằng quyết toán các mức chi NSĐP phân bổ cho một học sinh, sinh viên khơng tính hệ đại học có mức chi cao tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần, cịn các cấp học khác có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2017 mức chi ngân sách tính trung bình ở cấp trung học phổ thơng là cao nhất đạt 10,7 triệu đồng/một học sinh; thấp nhất là 9,56 triệu đồng/một học sinh ở cấp tiểu học. Có thể thấy việc gia tăng chi NSNN cho các cấp giáo dục của nhà nước là hoàn toàn phù hợp
với chủ trương chính quy hóa hệ thống các cấp giáo dục và ưu tiên cho các bậc học cơ bản ở Việt Nam.
Quy mô chi ngân sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối từ năm 2013 đến năm 2017, cụ thể năm 2015 chi NSĐP tăng 69.553 tỷ đồng, NSTW tăng 14.052 tỷ đồng so với năm 2011.
Năm 2015, Chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 184,070 tỷ đồng và tổng NSNN dành cho giáo dục và đào tạo là 224.826 tỷ đồng. Theo đó, để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của địa phương dự tốn chi NSĐP là 152 nghìn tỷ đồng, số chi NSTW là 32.070 tỷ đồng, trong đó có 10.398 tỷ đồng khác được sử dụng để hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung ương. Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển GDĐT là 33.756 tỷ đồng bao gồm chi NSĐP là 19.660 tỷ đồng, chi NSTW là 14.096 tỷ đồng.
Theo kết quả khảo sát của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước năm 2020 nghiên cứu cơ cấu chi trung bình NSNN trong lĩnh vực GDĐT ở các địa phương giai đoạn 2013 – 2017 cho thấy: “Nếu chỉ tính riêng các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng, mức chi thực tế bình qn mỗi học sinh cũng rất khác nhau giữa các vùng địa lý, kinh tế. Mức chi NSĐP/học sinh các cấp của các tỉnh miền núi phía Bắc và Đơng Nam Bộ cao hơn hẳn mức trung bình cả nước. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những nơi có mức chi bình quân/học sinh thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.”
Hình 2.1: Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo từ năm 2010 –
2019
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cụ thể các địa phương, cơ cấu chi trung bình NSNN cho GDĐT khác nhau ở các cấp bậc bao gồm mầm non chiếm 19%; tiểu học chiếm 22,7%; trung học cơ sở chiếm 25,3%; trung học phổ thông chiếm 12%; đại học và các trình độ khác chiếm 11%. Ngồi ra tốc độ gia tăng của các khoản thanh toán cá nhân và các khoản chi cho tiền lương chiếm hơn 80% trong tổng cơ cấu chi thường xuyên ở giai đoạn từ năm 2017 đến 2021). Từ đó dẫn đến nhiều địa phương hầu như khơng cịn nguồn cho các hoạt động khác ngồi giảng dạy ở các trường phổ thơng.
Qua các báo cáo, Chính phủ đã nêu ra một số hạn chế, tồn tại như tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục năm 2021 chỉ đạt mức 17,3% tổng chi ngân sách cả nước, đây là con số còn thấp, chưa đạt tỷ lệ theo các quy định đã ban hành.
Theo dự tốn thu năm 2021, ước tính thực hiện 38.550 tỷ đồng tổng mức thu trong việc giáo dục của cơ sở giáo dục, đào tạo của địa phương và các bộ, ngành; đạt khoảng 85% so với thực hiện năm 2020. Trong năm 2021 đối với các bộ, ngành thì nguồn thu sự nghiệp tại các cơ sở đào tạo cũng giảm (ước giảm khoảng 13% so với năm 2020); đối với các địa phương ước thực hiện tổng thu sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt 15.905 tỷ đồng (bằng 82% so với thực hiện năm 2020); và đối với các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT ước thực hiện đạt 9.875 tỷ đồng bằng 87% so với năm 2020.
Năm 2021, tổng dự toán chi NSNN và tỷ lệ chi NSNN cho toàn ngành Giáo dục lần lượt là 299.325 tỷ đồng và 17,3% trong đó đã bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. So với dự toán năm 2020, dự toán chi NSNN 2021 đã giảm 4,7%. Tỷ lệ chi NSNN cho GDĐT ở cả giai đoạn 2010-2021 đều thấp hơn so với mức quy định 20% của Luật Giáo dục.