Đầu tư cho giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 29 - 30)

2.1.1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

2.1.1.3. Đầu tư cho giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ

Giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng là cơ sở hình thành cho sự phát triển đa dạng nguồn nhân lực. Trong giai đoạn năm 2016-2020, theo thống kê dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có tổng 33 dự án đầu tư công cho giáo dục được khởi cơng và hồn thiện, con số này nhiều hơn 9 dự án so với giai đoạn 2011-2015. Điều đó cho thấy sự nghiệp phát triển đào tạo và giáo dục tại Việt Nam đặc biệt được Nhà nước quan tâm, chú trọng khơng chỉ thơng qua các chủ trương, chính sách mà cịn được thực hiện bằng hành động cụ thể với mức độ đầu tư tăng đều hàng năm. Trong đó Chính phủ ưu tiên nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục phổ cập, giáo dục tại các vùng đặc biệt khó khăn, người đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội hay đầu tư giáo dục đào tạo năng khiếu, tài năng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn và những ngành khác mà xã hội cần cho sự phát triển theo kịp thời đại.

Trong đó giáo dục ở bậc tiểu học là cơ sở, là điều kiện cơ bản ban đầu để nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thời gian qua Nhà nước đã đặc biệt quan tâm chi một khoản ngân sách đáng kể để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, kèm với đó là các chính sách động viên huy động các nguồn tài chính khác trong xã hội và lập Quỹ giáo dục quốc gia nhằm hỗ trợ kinh phí cho sự nghiệp phổ cập giáo dục bậc tiểu học.

Ở cấp trung học cơ sở và phổ thông, Đảng và Nhà nước đã chi ngân sách nhà nước ưu tiên xây dựng thêm phòng học để loại bỏ các phịng học tạm thời khơng đáp ứng được các tiêu chuẩn giảng dạy và xây dựng thêm các phịng thí nghiệm thực hành, phịng bộ mơn, hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương… Ngồi ra, Chính phủ cịn có nhiều chính sách hỗ trợ khác như hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo, thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí; kinh phí hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập; cấp học bổng hỗ trợ và thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…

Lấy dẫn chứng ở tỉnh Thanh Hóa, theo thống kê từ năm 2016 đến năm 2021, ước tính đạt 1.400 tỷ đồng tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường học, kể cả xã hội hóa trên tồn tỉnh, trong đó, có 524 tỷ đồng là chương trình Trái phiếu Chính

phủ. Qua đây, nhiều trường học đã được đầu tư các hạng mục nhà hiệu bộ, phòng, lớp học, trang thiết bị giáo dục... theo hướng khang trang, hiện đại từ nguồn kinh phí này. Tiếp đó đã có 26 trường THPT đạt chuẩn quốc gia được tỉnh xây dựng với tổng kinh phí 173 tỷ đồng; 16 tỷ đồng để trang bị đồ dùng dạy học cho 24 trường THPT; 151 tỷ đồng xây nhà ở nội trú cho 32 trường; nguồn kinh phí từ Trái phiếu chính phủ được đầu tư xây dựng 189 phịng học cho các trường mầm non, tiểu học thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn...Qua đây có thể thấy được sự chú trọng của Nhà nước đến đầu tư GDDT tại các địa phương, thơng qua các chính sách hỗ trợ kịp thời, nó đã đem lại những hiệu quả tích cực cho sự phát triển giáo dục về lâu dài.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)