Giải pháp đầu tư cho y tế

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 57 - 60)

3.3. Một số giải pháp nâng cao đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt

3.3.2. Giải pháp đầu tư cho y tế

Nguồn nhân lực y tế là một trong những ưu tiên trong chính sách y tế mà Nhà nước Việt Nam phải đầu tư và có trách nhiệm chính. Phát triển nguồn nhân lực y tế phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Y tế phải thuộc về xã hội chính là điều kiện tiên quyết để nền y tế nước nhà có thể phát triển bền vững. Để huy động tối đa các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào lĩnh vực y tế, góp phần tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế, giúp đỡ khuyến khích tạo cơ hội cơ hội đầu tư cho các cơ sở y tế tiềm năng phát triển vượt trội, hỗ trợ các cơ sở chưa tiềm năng không bị thua thiệt và có cơ hội phát triển thì xã hội hóa y tế là rất cần thiết. Đặc biệt xã hội hóa y tế cịn giúp tránh sự phân hóa về chất lượng khám bệnh, trình độ chun mơn của y bác sĩ nhằm đảm bảo mọi người dân ở các vùng miền đều có cơ hội được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao.

❖ Số hố ngành y tế.

Cơng nghệ thơng tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó lĩnh vực y tế. Có thể thấy rằng khơng chỉ là mũi nhọn trong q trình cải cách hành chính trong cơng tác quản lý, điều hành các cơ sở y tế mà CNTT cịn góp phần đỡ đầu, là nền tảng cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật y tế cao trong khám chữa bệnh như mổ nội soi, chụp cắt lớp… hay mở rộng thêm là việc thăm khám cho bệnh nhân thông qua hệ thống điện tử, internet.

❖ Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển TTBYT nhằm giảm chi phí mua sắm các trang thiết bị.

Nhằm tạo môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ tham gia vào hoạt động sản xuất TTBYT và khuyến khích các cơ sở y tế dùng các TTBYT sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu thì Bộ Y tế cần có những giải pháp đồng bộ các chính sách để xây dựng một quy chế chung.

❖ Đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân.

Bên cạnh khu vực cơng Bộ Y tế cũng cần tích cực đẩy mạnh phát triển nhanh khu vực tư nhân bằng việc thành lập một ban chuyên trách y tế tư nhân. Ban này sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ các cơ sở tư nhân về nhiều mặt như đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất. Khi các dịch vụ y tế tư nhân phát triển đồng nghĩa sẽ khiến cho sự cạnh tranh hoàn hảo hơn khi mà các cơ sở dịch vụ y tế phải không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mình, đưa ra các mức giá phù hợp hơn và trên tất cả người dân sẽ có cơ hội được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao mà khơng tốn q nhiều chi phí.

❖ Cải cách chế độ viện phí và chính sách đãi ngộ đối với y bác sỹ.

Cần liên tục đào tạo, hỗ trợ và cử tuyển (không phải thi tuyển), tăng phụ cấp, luân chuyển cán bộ y bác sỹ để thu hút các bác sỹ giỏi tới làm việc tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi… nơi mà các dịch vụ y tế vẫn còn chưa phát triển, lạc hậu.

Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nhiều mà trong khi đó đội ngũ nhân viên y tế lại gia tăng không đáng kể khiến cho ngành y tế phải tận dụng hết nguồn lực làm việc mà viện phí lại chính là nguồn thu đối với các cơ sở y tế. Do đó, để cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhân viên y tế, thì Bộ cần phải có những chính sách cải cách chế độ viện phí phù hợp với thực tế và nhu cầu của cán bộ nhân viên y tế.

❖ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế

Góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực y tế, cần hoàn tiện hệ thống các văn bản pháp lý trong đào tạo bao gồm: đổi mới tài liệu, chương trình giảng dạy; kiểm định chất lượng giáo dục thường xuyên; tổ chức nâng cao năng lực giảng viên; … Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải giám sát sát sao, giữ vững yêu cầu về chất lượng trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế vì đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

❖ Rà sốt và chuẩn hóa các chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, y tế cơng cộng, điều dưỡng…

Cần ưu tiên xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo liên tục kiến thức cho cán bộ y tế tuyến dưới đặc biệt là tuyến huyện và tuyến xã khi xây dựng tiêu chuẩn và quy trình đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế. Để tăng cường nguồn nhân lực cho y tế dự phịng và chăm sóc sức khỏe ban đầu thì việc hồn thiện chính sách đầu tư, các hình thức đào tạo, cập nhật, chuyển giao kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở cần được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần quy hoạch các trường đào tạo nhân lực y tế hợp lý phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đánh giá hiệu quả của các chính sách và có biện pháp thu hút, tăng cường năng lực nguồn lực y tế tại vùng sâu, vùng xa để điều chỉnh cho phù hợp

Trước nhu cầu thực tiễn thiếu nhân lực y tế chất lượng cao tại tuyến y tế cơ sở, đòi hỏi Nhà nước phải ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho tuyến này bằng cách: đầu tư NSNN nhiều hơn cho đào tạo mới, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các vùng còn thiếu nhân viên y tế. Tuyển chọn những cán bộ giỏi, những cán bộ trẻ tuổi có phẩm chất và năng lực để đào tạo, bồi dưỡng cho hệ thống chuyên sâu đáp ứng yêu cầu của địa phương. Tiếp đó, Nhà nước cần mở rộng hơn nữa trong việc hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, lựa chọn những cán bộ, sinh viên có đủ năng lực, phẩm chất đi học tập, nghiên cứu, học tập những kỹ thuật cao, phương pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tiên tiến của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 57 - 60)