Giải pháp cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 54 - 57)

3.3. Một số giải pháp nâng cao đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt

3.3.1. Giải pháp cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo

Vĩ mơ

❖ Hiện nay việc chuyển đổi mơ hình giáo dục truyền thống sang mơ hình giáo dục mở - mơ hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, liên thông giữa các cấp học, ngành học và đào tạo liên tục cần được tích cự đầu tư đổi mới cập nhập. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các hình thức, hệ thống đào tạo học tập khoa học, để việc thực hành các chính sách được linh hoạt mềm dẻo hơn, phù hợp với tất cả mọi người, đáp ứng mọi nhu cầu học tập thường xuyên của người học.

❖ Ở cấp bậc đại học để phù hợp đáp ứng những yêu cầu của các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng thì cần tập trung đầu tư thay đổi các chương trình giảng dạy ngồi kiến thức cơ bản thì cần giảng dạy thêm một số kĩ năng nghề nghiệp. Để có thể thực hiện những vấn đề này cần có sự chuẩn bị, sự quan tâm và đầu tư của nhà nước đối với giáo dục cấp bậc đại học, để từ đó có những biện pháp cân đối ngân sách quốc gia và tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ đối với sinh viên giỏi, các sinh viên nghèo có hồn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập với các chính sách hỗ trợ như : chế độ học bổng, chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diễn nhận chính sách xã hội, học bổng cho sinh viên đạt được thành tích xuất sắc, miễn học phí cho sinh viên học tại các trường sư phạm trên cả nước, thực hiện tín dụng sinh viên…

❖ Đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bằng việc tích cực đổi mới kiểm tra và đánh giá cho tất cả giáo viên ở tất cả các bậc học phổ thông. Thực hiện kế hoạch xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên trong phạm vi ngân sách quốc gia và huy động các lực lượng xã hội. Theo nghị định của chính phủ, các giáo viên luân phiên nhau làm việc ở những vùng nghèo khó. Đầu tư vào chiến dịch nâng cao đạo đức nhà giáo (bộ quy tắc ứng xử, tiêu

chuẩn đánh giá đạo đức nhà giáo) và chống bạo lực trong trường học. Thí điểm đánh giá giảng viên đại học, cao đẳng thông qua đầu vào của sinh viên. Xây dựng chương trình chuẩn quản lý giáo dục cho hiệu trưởng trường mầm non, trường trung học phổ thông, trường trung học kỹ thuật và trường đại học. ❖ Đầu tư đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và thực hiện xã hội hóa giáo dục và

đào tạo bằng việc triển khai kế hoạch ngân sách trung hạn (3-5 năm); tăng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo; triển khai nền giáo dục quốc dân và kế hoạch mục tiêu đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn hiệu quả ở các mảng xây dựng trường học, trang bị phịng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu khoa học, quản lý bằng máy tính, triển khai các chương trình đào tạo theo phương án tiên tiến ...; thực hiện phân bổ kinh phí theo nguyên tắc công khai, hiệu quả, và cạnh tranh; gắn kết chi ngân sách với các dự án hỗ trợ phát triển chính thức, khuyến khích các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đóng góp. Tập trung đầu tư cho các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các tỉnh, vùng, xã nghèo khó khăn.

❖ Các chế độ cho vay ưu đãi đối với các trường đại học, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp cần được triển khai và giám sát việc thực hiện một cách nghiêm túc. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực vật chất và trí tuệ của tồn xã hội, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ... để mở rộng phát triển GDĐT, góp phần tạo điều kiện, cải thiện môi trường học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động giáo dục.

❖ Để góp phần phát triển đầu tư cho GDĐT thì các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế và các ưu đãi hỗ trợ đào tạo giáo viên cần được hoàn thiện hơn về mặt cơ sở pháp lý. Ngồi ra cần khuyến khích tăng cường mở rộng các trường tư thục bằng việc đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi loại hình từ trường dân lập sang tư thục hay từ trường công sang tư thục… Hợp tác quốc tế trong GDĐT cũng cần được đặc biệt quan tâm khi mà Việt Nam đang trong q trình hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta xứng vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.

❖ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng cường thực hiện phân cấp quản lý, cải cách hành chính và cơ chế phối hợp, phát huy sức sống, quyền tự chủ và kết quả hoạt động của học sinh, địa phương và cơ sở giáo dục.

❖ Từng bước hồn thiện hệ thống, chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên bằng việc bằng việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục đảm bảo về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn nữa đối với giáo viên, cán bộ ngành, nhất là giáo viên vùng nông thôn, miền núi. Quan tâm đến sự phát triển đồng đều của giáo viên ở tất cả các bộ môn, khơi dậy lịng nhiệt tình làm việc của giáo viên. Đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm dân cư, vùng miền, quan tâm phát triển giáo dục cơ bản cho các nhóm yếu thế, nhất là các đối tượng chính sách, người tàn tật, người nghèo được hưởng thành quả giáo dục và trình độ đào tạo ở mức độ ngày càng cao.

❖ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy thông qua việc đổi mới mục tiêu, phương pháp và nội dung chương trình dạy học. Cần tăng cường quyền tự chủ, thực hiện trách nhiệm xã hội, phát huy mặt tích cực, chủ động ở các cơ sở GDĐT song song với đó là đẩy mạnh hiện đại hóa các hệ thống giáo dục đảm bảo các cơ sở giáo dục đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Ngoài ra cần tăng cường đầu tư thêm vào các phần mềm hỗ trợ trong quản lý giáo dục, đầu tư phát triển các cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ thông tin. ❖ Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo. Nhằm

khuyến khích phát huy và thúc đẩy sự đầu tư về trí tuệ, khoa học – cơng nghệ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và khai thác triệt để các nguồn học bổng quốc tế đưa các cán bộ giáo viên, giảng viên đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài thì việc cải thiện các chính sách hợp lý trong quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh GDĐT cần được Nhà nước tích cực quan tâm. Bên cạnh đó, để tạo được mơi trường đào tạo quốc tế thì các chính sách khuyến khích thu hút các giảng viên, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường học là rất cần thiết.

Vi mô

Việc đào tạo cho người lao động ở doanh nghiệp được coi là hoạt động đầu tư cho tương lai, góp phần quan trọng nhất đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó, trong đó các giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động này ở doanh nghiệp bao gồm:

❖ Tích cực tổ chức các hoạt động liên kết, kết hợp các trường đại học cũng như các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng. Cụ thể ở đây, các nhà tuyển dụng có thể nói ra những kỹ năng, yêu cầu về trình độ của người lao động mà học cần và các cơ sở GDĐT sẽ cam kết đào tạo được các ứng viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó và đổi lại thì doanh nghiệp sẽ đầu tư cho các trang thiết bị dạy học, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc học tại trường. ❖ Thực hiện dạy nghề, đào tạo lại cho công nhân mới vào làm. Dù cách này chỉ mang tính nhất thời trước mắt, nhưng việc đào tạo lại cho người lao động mới vào làm là cần thiết trong điều kiện hiện nay giáo dục của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của việc làm. Việc đào tạo này đỏi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư về vốn và đội ngũ giảng dạy, để tổ chức các khóa đào tạo lại, ngồi ra các doanh nghiệp có thể kết hợp với các trường đại học và trường đào tạo nghề để thực hiện việc này.

❖ Đầu tư thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ khen thưởng cho sinh viên, học viên các trường đại học, đào tạo nghề. Có các chính sách, gói hỗ trợ như trao học bổng khen thưởng cho các sinh viên xuất sắc cũng như các sinh viên nghèo vượt khó trong học tập; tích cực tổ chức các hội thảo, workshop hướng nghiệp, các dự án đào tạo nhằm tiếp cận gần hơn, trực tiếp hơn với những sinh viên giỏi, có thể là nguồn nhân lực tiềm năng chất lượng cao của doanh nghiệp sau này ❖ Tận dụng điều kiện thuận lợi, các tiến bộ khoa học tiên tiến trong cơng nghệ ở

nước ngồi doanh nghiệp nên tổ chức cho người lao động đi sang nước ngoài du học nâng cao trình độ và tay nghề để người lao động có thêm hiểu biết, có thể áp dụng các tiến bộ khoa học quốc tế ấy sau khi về nước. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có các quy định ràng buộc người lao động về hợp đồng tiền lương, hay tạo các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc hấp dẫn cho người lao động sau khi đi du học trở về nước để tránh tình trạng người lao động ra nước ngồi mà khơng quay về nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 54 - 57)