tới
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian tới được mô tả trong các văn bản pháp luật sau được Nhà nước ban hành:
Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Quyết định đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là “đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.” Với các mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
“Nguồn nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển tồn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, tự học, tự nghiên cứu, có nghị lực, chủ động, tự lực, sáng tạo, có trình độ và kiến thức chun mơn cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong mơi trường sống và làm việc.”
“Nhân lực quản lý hành chính nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN trong thế giới hội nhập và thay đổi nhanh chóng.”
“Xây dựng đội ngũ nhân tài khoa học và công nghệ, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ chun mơn kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có khả năng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, trao đổi, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới.”
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia quản trị kinh doanh trong và ngoài nước chuyên nghiệp, bản lĩnh, thành thạo nghề nghiệp để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.”
“Nguồn nhân lực Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, năng lực ứng xử (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức cơng dân ...) và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp.”
“Xây dựng được xã hội học tập, đảm bảo cho tất cả các công dân Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo, thực hiện mục tiêu: Học để làm người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; học để có nghề, có việc làm hiệu quả; học để làm cho mình và người khác hạnh phúc; học để góp phần phát triển đất nước và nhân loại.”
“Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu chuyên nghiệp đồng bộ, đa cấp, năng động và liên kết các ngành đào tạo ở các trình độ, ở trong và ngồi nước. Hình thành xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.”
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. “Với mục tiêu tổng quát là chỉ ra được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành cơng đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế. Và mục tiêu cụ thể cần đạt được như: Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50,0%; ngành công nghiệp từ 78,0% lên 92,0%, ngành xây dựng từ 41,0% lên 56,0%; ngành dịch vụ tăng từ 67,0% lên 88,0%; Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.”
Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an tồn thơng tin giai đoạn 2021-2025. “Với mục tiêu tổng quát là: Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT cho cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức Nhà nước; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về ATTT khi có đề nghị từ các cơ quan, tổ chức này; Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước; Đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về ATTT ở nước ngoài cho các cơ sở giáo dục đại học; đào tạo thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT trong nước; Đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT cho các tổ chức, cá nhân và đào tạo ATTT theo cơ chế xã hội hóa.”
Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đền năm 2025, định hướng đến năm 2030. “Với mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.”
Có thể thấy Nhà nước ta ngày càng đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Đảng và Nhà nước cũng đã tích cực xây dựng, đổi mới các chiến lược phát triển nhân lực để phù hợp với tình hình phát triển của quốc gia.
3.2. Một số kiến nghị cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam