2.1.1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
2.1.1.2. Đầu tư cho giáo dục mầm non
Theo trung tâm nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em (CODC) cho rằng “Trẻ em giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kỳ lý tưởng nhất để khích thích não bộ phát triển tối đa. Những trải nghiệm đầu tiên và mơi trường giáo dục mầm non có tác động đáng kể tới thành công của trẻ sau này”. Do vậy mà đầu tư cho giáo dục mầm non là một thành phần quan trọng trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực, trường mầm non không chỉ dừng lại ở việc trông coi trẻ ở trường, mà cịn thơng qua các hệ thống các chương trình học góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho trẻ những năm đầu đời. Thực tế, những năm qua nhà nước ta đã quan tâm đến đầu tư cho giáo dục mầm non như:
Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non: Cụ thể ở tỉnh Lâm Đồng tỷ trọng NSNN chi cho hệ thống giáo dục mầm non hàng năm đều tăng chiếm từ 11% đến 19,05% trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo tồn tỉnh, trong đó từ năm 2011- 2021 tỉnh đã bỏ ra 88.644 triệu đồng vào đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động giáo dục. Hay về số trường mầm non trên toàn quốc đã gia tăng rõ rệt như năm học 2010-2011 có tổng số 12,908 trường mầm non trên tồn quốc thì đến năm 2020-2021 số trường đã tăng lên đến 15,480 trường.
Bên cạnh việc mở rộng quy mơ thì đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp đi kèm với những chế độ chính sách, các khoản phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên mầm non cũng được nhà nước quan tâm đầu tư. Ngân sách nhà nước hỗ trợ để đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trả tiền lương cho giáo viên không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với những cơ sở giáo dục mầm non bán công, nếu nguồn thu không đủ để chi trả tiền lương và các khoản phải chi khác.