2.2. Đánh giá chung hoạt đông đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt
2.2.1.1. Về giáo dục đào tạo
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, một số mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục đã đạt và vượt chỉ tiêu, góp phần nâng nâng cao chất lượng giáo dục sau hơn 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021.
Tỷ lệ tiếp cận giáo dục:
Mục tiêu chiến lược Nhà nước đặt ra là đảm bảo tiếp cận giáo dục cho các đối tượng học sinh các cấp phổ thông, cụ thể đến năm 2020 tỷ lệ đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học là 99%, cấp THCS là 95%; thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương là 80%; tỷ lệ trẻ khuyết tật được đi học đạt 70%. Thực tế sau quá trình triển khai tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở các cấp đã vượt chỉ tiêu đề ra, ở bậc
tiểu học là 99,35%, THCS đạt 96% trong năm học 2020 – 2021. Tại các trường tiểu học và THCS tỷ lệ trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tham gia học tập đều tăng lên hàng năm.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn:
Đối với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp phổ thông năm 2021 đều tăng so với năm trước, cụ thể ở bậc mầm non là 97,6%, tiều học là 99,8%, THCS là 99,1% và THPT là 99,7%. Đạo đức nghề giáo cùng với tinh thần trách nhiệm đạt chuẩn của đa số các giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay luôn đi kèm với năng lực giảng dạy của họ. Việc nâng cao chất lượng chuyên mơn nghiệp vụ ln được tích cực nâng cao và đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cùng với đó, cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục cũng được đầu tư về số lượng phịng học và ln được kiên cố hóa.
Chỉ số chất lương giáo dục phổ thông:
“Chỉ số về chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên. Với giáo dục đại trà, tỷ lệ học sinh bỏ học ở cả cấp tiểu học, THCS, THPT có xu hướng giảm dần. Trình độ ngoại ngữ tin học của học sinh được cải thiện, một bộ phận học sinh có thể giao tiếp được tiếng Anh và sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.”
Chỉ số phát triển con người (HDI)
Năm 2019 chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,704 và xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ theo báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020. Theo đó, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 50% từ 0,475 đến 0,704 trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2019, thuộc các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Chỉ số này năm 2019 của Việt Nam ở dưới mức trung bình là 0,753 của nhóm Phát triển con người cao và cao hơn mức trung bình là 0,689 của các quốc gia đang phát triển. Trong giai đoạn 2016-2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng qua các năm. HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,706 năm 2020.
Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực:
Hiện nay cả quy mô và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đều được tăng cường, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2020 lực lượng lao động cả nước đã tăng từ 50,4 triệu người lên 56,2 triệu người. Tuy nhiên năm 2021, lực lượng lao động năm 2021 đạt 50,5 triệu người giảm 5,7 triệu người so với năm trước. Bên cạnh đó, cũng trong
giai đoạn năm 2010 – 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 40% lên khoảng 65% năm 2020. Trong đó, thành tựu phải kể đến đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam cũng tăng đáng kể, một số ngành như y tế, cơ khí, cơng nghệ, xây dựng đã đạt trình độ khu vực và quốc tế.